Theo Trưởng đại diện Văn phòng JETRO Hà Nội, đã có hiểu lầm với phát ngôn của đại diện JETRO tại TP.HCM, bởi ông chưa từng nghe gì về việc doanh nghiệp ô tô Nhật Bản muốn rời bỏ thị trường Việt Nam.

'Tôi chưa từng nghe doanh nghiệp ô tô Nhật Bản muốn rời bỏ Việt Nam'

Anh Thư | 23/02/2017, 23:32

Theo Trưởng đại diện Văn phòng JETRO Hà Nội, đã có hiểu lầm với phát ngôn của đại diện JETRO tại TP.HCM, bởi ông chưa từng nghe gì về việc doanh nghiệp ô tô Nhật Bản muốn rời bỏ thị trường Việt Nam.

Bên lề Triển lãm gia công phụ tùng Nhật Bản diễn ra tại Hà Nội ngày 23.2, ông Atsusuke Kawada - Trưởng đại diện Văn phòng Jetro Hà Nội cho biết đã có hiểu lầm với phát ngôn của đại diện JETRO tại TP.HCM.

“Tôi chưa từng nghe gì về việc các doanh nghiệp lắp láp, kinh doanh ô tô Nhật Bản muốn rời bỏ thị trường Việt Nam”, ông Atsusuke Kawada Nộinói với tờ Trí Thức Trẻ.

Vào trung tuần tháng 2, nhiều báo đã dẫn lời Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) ông Takimoto Koji cho biết một số doanhnghiệp sản xuất ô tô của Nhật Bản tại Việt Nam đang cân nhắc việc sẽ rời đi sang một số nước lân cận để đầu tư như Indonesia, Thái Lan, Malaysia..

Một trong những nguyên nhân được đưa ra là ngành công nghiệp phụ trợ ô tô của Việt Nam không hầu như "giẫm chân tại chỗ", bên cạnh đó là một số vấn đề khó khăn trong đầu tư như chi phí nhân công có xu hướng gia tăng, chi phí không chính thức (nhất là trong dịp tết Nguyên đán 2017)…

Trả lời Trí Thức Trẻ, ông Kawadanói các quyết định sản xuất kinh doanh đều do doanh nghiệp tự chủ. Jetro chỉ quan sát thấy sự gia tăng về số lượng ô tô nhập khẩu về Việt Nam khiến những doanh nghiệp lắp ráp xe hơi trong nước “có chút lao đao”.

Kawada cho rằng việc Việt Nam cần làm lúc này là nâng cao hơn nữa tỉ lệ nội địa hóa, hướng đến tự sản xuất được linh kiện, phụ tùng để tạo hấp dẫn đối với các nhà sản xuất và lắp ráp ô tô. Đồng thời, chính phủ Việt Nam cần có những chính sách hỗ trợ thêm đối với doanh nghiệp xe hơi trong nước.

Về phần mình, Jetro cam kết tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam bằng việc tổ chức các buổi kết nối giao thương và cung cấp những thông tin cần thiết để tìm được đối tác Nhật Bản thích hợp.

“Thực tế, chiếc xe máy Honda khi xuất xưởng đã có tỷ lệ nội địa hóa tới 90%. Chúng tôi cũng biết chính phủ Việt Nam đang có những chính sách để lựa chọn và phát triển các doanh nghiệp có tiềm năng, triển vọng. Ngoài giúp đỡ công ty Nhật Bản, chúng tôi cũng cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam”, ông nói thêm.

Hiện các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Namvẫn phải mua những linh kiện, phụ tùng nhập khẩu từ Thái Lan và Trung Quốc. Tỉ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức 34,2%. Sự khác biệt lớn nhất giữa các nhà cung ứng Việt Nam và hãng sản xuất Nhật Bản nằm ở bộ tiêu chuẩn sản phẩm.

“Những nhà sản xuất Nhật Bản có yêu cầu rất cao về sản phẩm. Tuy nhiên, có vẻ như phụ tùng hay linh kiện do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất có tiêu chuẩn không tương xứng với mong đợi. Tôi hy vọng tiêu chuẩn, công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam được nâng cao hơn, đáp ứng những yêu cầu của doanh nghiệp Nhật Bản”, Trưởng đại diện Jetro tại Hà Nội chia sẻ.

T.Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Tôi chưa từng nghe doanh nghiệp ô tô Nhật Bản muốn rời bỏ Việt Nam'