Cử nhân đại học (Bachelor Degree)
Trong kỳ 1, chúng tôi đã giới thiệu đôi nét về bậc học cao đẳng (private/community colleges/career technical schools), và nhấn mạnh rằng việc học ở cao đẳng cộng đồng là để hoàn tất các môn học cơ bản như toán, lý, hóa, văn phạm, triết học, kỹ năng giao tiếp… Vì đây là những môn học mà tất cả các sinh viên bắt buộc phải hoàn thành. Một điều quan trọng nữa mà trong kỳ trước không đề cập đến là trong hai năm học đầu ở cao đẳng cộng đồng, sinh viên có thế chọn chuyên ngành (major) như là quản trị kinh doanh (business), kỹ sư máy tính (computer science) hoặc là toán học (mathematics).
Hệ thống giáo duc ở California (và có thể là hầu hết ở các trường ở Mỹ) phân loại những môn học liên quan đến từng chuyên ngành thành hai cấp, tạm dịch là cấp cơ bản (lower division) và cấp chuyên sâu (upper division). Trong hai năm đầu tại trường cao đẳng, sinh viên cần phải hoàn thành các lớp học chuyên ngành “cơ bản” thì mới có thể chuyển tiếp (transfer) lên trường đại học bốn nằm để hoàn thành nhanh những lớp học chuyên sâu.
Ví dụ như một sinh viên chọn chuyên ngành tâm lý học, trong hai năm đầu cần hoàn thành một số lớp đại cương như sau: kiến thức tổng quát tâm lý học (introduction to psychology), phương pháp nghiên cứu (research methodology), xác suất thống kê (introduction to statistics). Đây là nhữn lớp chuyên ngành mà bất cứ sinh viên tâm lý học nào cũng phải học qua.
Thông thường sinh viên cần hoàn thành những lớp này với số điểm khá trở lên (A hoặc B) mới có hy vọng được học chuyên sâu vào ngành mình mong muốn ở trường đại học bốn năm. Trong hai năm cuối ở trường đại học, nếu được chấp nhận, sinh viên sẽ có cơ hội học nâng cao lĩnh vực chuyên môn của mình. Tiếp tục với ví dụ vừa rồi, sinh viên sẽ học những môn như tâm lý trong quản lý tổ chức và công nghiệp (industrial/organizational psychology), luật và tâm lý (law and psychology), tâm lý phát triển ( developmental psychology)… Sau khi hoàn thành khẳng 120 tín chỉ (units), sinh viên sẽ được cấp bằng tốt nghiệp. Hình minh họa sau đay tóm lược cả quá trình học cho một sinh viên tại Mỹ (lấy ví dụ theo ngành tâm lý học).
Giáo dục tư thục và giáo dục công lập (Public versus Private universities)
Nhìn chung, hệ thống giáo dục tại Mỹ được chia thành ba nhóm: hệ thống trường công lập (public university), hệ thống trường tư thục phi lợi nhuận (private university) và hệ thống trường tư thục vì lợi nhuận (private university for profit). Hiện nay, ở My có khoảng hơn 1000 trường đại học lớn nhỏ cho nên lựa chọn trường chất lượng và phù hợp là một vấn đề rất nhức đầu cho các bạn sinh viên học sinh, đặc biệt khi thiếu về thông tin. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đánh giá chung từng hệ thống dựa trên hai tiêu chí học phí và chất lượng.
Chi phí: (tuition cost)
Về khía cạnh học phí, có thể dễ dàng đoán được sinh viên có thể tiết kiệm được khá nhiều nếu theo học tại các trường đại học công lập. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi áp dụng cho dân nhập cư hợp pháp hoặc công dân Mỹ. Ví dụ như học phí một năm tại trường đại học công California tại Irvine ( University of California, Irvine) khoảng 13000USD nhưng chi phị học một năm tại trường đại học tư Nam California (University of Southern California) là khoảng 50.000USD một năm. Đối với du học sinh, các bạn bị rất thiệt thòi về khoản này và phải trả học phí cao hơn gấp nhiều lần so với người bản địa nếu học ở trường đại học công lập. Ví dụ tại trường đại học công California ở Irvine, các bạn phải trả 35-40.000USD một năm so với 13.000USD cho người bản xứ. Lưu ý rằng chi phí học ở trường tư được áp dụng cho tất cả mọi người, không phân biệt gốc gác và tình trạng di trú. Du học sinh vì vậy cũng sẽ đóng khoảng 50.000USD một năm khi học ở trường tư thục. Sự chênh lệch về học phí lớn là để hạn chế số lượng du học sinh và tạo điều kiện cho sinh viên bản địa đi học. Đây là quy định của tiểu bang và liên bang cho nên chỉ áp dụng cho trường công lập. Tuy nhiên, những năm gần đây, các trường đại học Mỹ đang rất ráo riết tìm kiếm nguồn sinh viên du học vì đây là khoản thu không nhỏ cho trường đại học và các dịch vụ đi kèm.
Mặt khác, vẫn có sự khác biệt lớn giữa những trường công lập và giững những trường tư thục với nhau. Hơn nữa cũng có sự tồn tại lớn về sự khác biệt học phí giữa trường thuộc các vùng miền khác nhau. Chúng tôi xin giải thích thêm về điều này, lấy hệ thống giáo dục California làm ví dụ ( vì đây là hệ thống đào tạo được đánh giá là tốt nhất ở Hoa Kỳ).
Ở tiểu bang Californian, hệ thống trường công lập được phân thành hai nhánh: hệ thống trường đại học bang Californian và hệ thống trường đại học Californina, gọi tắt là Cal-state và UC (California State University System và University of California System). Hai hệ thống này khác biệt nhau như thế nào sẽ được trình bày trong phần kế tiếp.
Hệ thống Cal-state gồm 23 trường rải rác khắp tiểu bang California. Chi phí học tập tại hệ thống này tương đối rẻ và được áp dụng cho toàn bộ 23 trường tại tiểu bang, vào khoảng 6000USD một năm học. Trong khi đó hệ thống UC, bao gồm 10 trường đại học rải rác khắp tiểu bang, có chi phí hơn gấp đôi (khoảng 13000USD/năm học).
Xét về bình diện chung cả nước Mỹ, học phí cho người bản địa hoặc người nhập cư hợp pháp không thay đổi nhiều giữa các hệ thống trường công lập, khoảng 5-7000USD cho hệ thống đại học công lập vùng (public regional university)- mà Cal-State là một điển hình và khoảng 13-17000USd cho hệ thống đại học quốc gia (national university)- mà UC là một điển hình. Tuy nhiên sự thay đổi lớn về học phí cho sinh viên du học. Ở những bang lớn giống California như là Texas, New York, mức chênh lệch rất lớn. Nếu các bạn chọn học ở những trường ở các tiểu bang nhỏ hơn hoặc “ít giàu có” hơn (như giữa miền tây, bắc hoặc nam nước Mỹ), chi phí có thể thấp hơn rất nhiều. Ví dụ ở tiểu bang Missouri, sinh viên du học chỉ đóng khoảng 10-15000 cho một năm tại trường công lập. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, có vài lý do chinh mà các sinh viên du học thường không chọn các trường ở tiểu bang này:
1 Thiếu thông tin và đôi khi sinh viên không biết tìm thông tin ở đâu.
2 Đa phần sinh viên du học qua Hoa Kỳ đều có người thân ở các bang lớn như California và Texas, Washington… cho nên các bạn chỉ được nghe gia đình khuyến khích học tại các tiểu bang để gần gia đình.
3 Điều kiện sinh hoạt văn hóa giải trí hạn hẹp. Có ít cửa hàng đoồ ăn cũng như địa điểm giải trí. Cuộc sống ở miền trung nước Mỹ tương đối giống cuộc sống ở nông thôn, nông trường và các cánh đồng mênh mông.
Nếu các bạn chuẩn bị du học và đang lo lắng về học phí thì việc chọn học ở những trường ngoài các bang California, Texas, Washington, New York, Boston là một lựa chọn không tồi. Hơn nữa, vì những trường này thường thiếu học sinh cho nên họ có nhiều chương trình học bổng cho sinh viên và cả các sinh viên du học. Một điều ít người biết tới nữa là khi học tại những trường này các bạn sẽ có cơ hội giao tiếp tiếng Anh nhiều hơn (vì ít người Việt hơn) cho nên khả năng ngoại ngữ sẽ được củng cố tốt hơn.Hệ thống giáo dục tư thục cũng được chia thành rất nhiều nhóm nhưng nhìn chung có thể chia ra làm hai mảng vì lợi nhuận và phi lợi nhuận. Mức phí của hai hệ thống này cũng tương đương khoảng 40-60.000USd. Tuy nhiên điều khác biệt lớn nhất là chất lượng đào tạo. Những năm gần đay, hệ thống trường vì lợi nhuận, thực chất là một công ty về giáo dục, đang nhận rất nhiều chỉ trích về chất lượng cũng như những vấn đề tài chính khác. Vì lẽ đấy, các bạn muốn học tại hệ thống này phải nghiên cứu rất kỹ. Thực tế là hiện nay rất ít người Việt biết về hệ thống này nên cũng khá ít sinh viên Việt Nam đang theo học hệ thống này.
Khác với quan niệm tại Việt Nam, các trường đại học tư thục tại Mỹ được đánh giá cao về chất lượng giáo dục. Lý do cơ bản nhất là họ có nguồn tài chính mạnh mẽ cho nên họ có điều kiện đầu tư nhiều hơn về chất lượng giảng dạy và cơ sở vật chất. Khoản tiền này thường gọi là “endowment”- thường được đóng góp bởi các mạnh thường quân và các tổ chức, tập đoàn lớn không chỉ ở Mỹ mà toàn thế giới. Hệ thống trường công lập cũng có những khoản đóng góp này nhưng ít hơn. Ví dụ như khoản đóng góp của hệ thống UC là khoảng 13 tỷ USD ( cho 10 trường đại học riêng biệt), khoản đóng góp cho trường tư thục Nam California là khoảng 6 tỷ USD, của Havard là 36 tỷ USD. Chính vì lý do này mà hệ thống tư thục, thông tin cụ thể về học phí có thể khác biệt với nhau. Chúng tôi khuyến khích các bạn tự tìm hiểu kỹ trước khi lựa chọn.
Chất lượng giáo dục: Đây là vấn đề quan trọng nhất, được quan tâm nhất đối với du học sinh và các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, đây cũng là câu hỏi rất khó trả lời vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố và quy chuẩn đánh giá. Một số trang web chính phủ Mỹ có phân loại và xếp hạng cá trường đại học. Nhưng cách đánh giá này không được sự đồng tình của nhiều chuyên gia phân tích. Một trong những lý do là cách đánh giá đưa quá nhiều trên tiêu chí thương hiệu, tức là trường nào được nhiều người biết tới thì xếp hạng cao hơn, tuy nhiên đây không phải là tiêu chí duy nhất của họ. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, chất lượng giáo dục không dựa trên tên tuổi trường mà dựa theo chuyên ngành, khoa giảng dạy của trường. Điều này có nghĩa là các bạn khi chọn trường nên cân nhắc chất lượng đào tạo của chuyên ngành bạn muốn học, chứ không phải là chất lượng đào tạo chung chung. Trường Havard có xếp hạng nhấ nhì nước Mỹ nhưng chỉ đứng thứ 20 về đào tạo kỹ sư. Vì vậy các bạn nên hiểu rõ chuyên ngành mình muốn học là gì, trường nào mạnh nhất về chuyên ngành đấy để lựa chọn phù hợp.
Mọi chi tiết, thắc mắc cần được tư vấn xin liên hệ:
[email protected] Đôi nét về tác giả:
Kenneth Nguyen hiện là nghiên cứu sinh tiến sỹ năm 2 chuyên ngành Tâm lý học định lượng (quantitative Psychology) tại trường đại học Nam California (University of Southern California). Kenneth tốt nghiệp trường cao đẳng cộng đồng Santa Ana (Santa Ana College) và học đại học California tại Irvine ( University of California, Irvine) năm 2013.
Kenneth Nguyen