Làm thêm khi du học giúp cho bạn có thêm kinh nghiệm sống và cải thiện chi phí ăn ở. Vậy làm thêm những ngành gì và quy định làm thêm như thế nào? Bài viết sau sẽ chỉ ra đôi nét cơ bản về vấn đề này.
Một số quy định tại các nước:
Ở Singapore, chỉ có trường công lập mới cho phép bạn đi làm thêm tối đa 20-30 tiếng một tháng. Nếu đang theo học trường tư thì việc làm thêm là bất hợp pháp nên các bạn dễ bị ép về mức lương. Những bạn bị bắt thường bị đuổi về nước thẳng và không có nhân nhượng trong hệ thống pháp luật của Singapore.
Ở Châu Âu tùy theo nước mà các bạn được làm tối đa 40 tiếng một tháng vào mùa hè hoặc 20 tiếng một tháng trong thời gian đi học chính thức và các bạn chỉ được chọn một trong hai phương án.
Duy nhất tại Nhật, việc làm thêm khi đi học được chính phủ cho phép thoải mái, không giới hạn thời gian hay tính chất công việc.
Ở Mỹ, có đến hơn 78% sinh viên đi làm thêm khi còn đang học đại học. Hơn nữa, theo thống kê của một số nghiên cứu ở Mỹ gần đây, sinh viên vừa học vừa làm với thời gian khoảng 20h/tuần trở lại thường có kết quả học tập tốt hơn so với sinh viên không làm thêm. Sinh viên Việt Nam tại Mỹ không gặp quá nhiều vấn đề khó khăn trong việc xin việc so với sinh viên du học tại các quốc gia khác. Bởi thứ nhất, nền kinh tế Mỹ rất mạnh, do đó nhu cầu lao động ở Mỹ cũng rất cao. Thứ hai, vì bản chất đa chủng tộc của Mỹ cũng như vị trí dẫn đầu của Mỹ trong tiến trình toàn cầu hóa hiện nay mà Mỹ không những thường xuyên cần một nguồn lao động trình độ cao mà còn phải đa dạng và phong phú, và sinh viên nước ngoài du học ở Mỹ chính là nguồn cung cấp chính cho nhu cầu này. Nói vậy không có nghĩa là sinh viên không hề gặp một trở ngại nào trong việc tìm việc. Muốn được các công ty tuyển và bảo lãnh về Visa, bạn phải học thật giỏi và rất năng nổ trong các hoạt động. Một số ngành nghề đang khá được ưa chuộng ở Mỹ và dễ xin Visa là: tài chính - ngân hàng, y tá, bác sĩ, và nghiên cứu hoặc trợ giảng ở các trường đại học.
Đối với việc đi làm thêm trong khi còn đi học, luật lao động cho các sinh viên quốc tế ở các trường đại học Mỹ chỉ cho phép sinh viên được làm thêm trong trường và tối đa là 20h/ tuần khi đang học – còn trong các kỳ nghỉ thì được phép làm toàn thời gian. Luật này áp dụng cho các sinh viên bậc Đại học cả ở năm thứ nhất và năm thứ hai.
Sinh viên quốc tế cũng có thể làm việc ở bên ngoài trường nếu có sự cho phép của viên chức đại diện trường hoặc đăng ký với Cục Di trú Mỹ. Luật pháp Mỹ cố ý hạn chế việc sinh viên nước ngoài đi làm ngoài trường đến mức tối đa. Sinh viên quốc tế mang Visa F1 và J1 không được quyền đi làm ngoài trường Đại học, trừ trường hợp bạn xin làm thực tập (pratical training – internship) hoặc có giấy phép đặc biệt. Do đó những bạn nào có ngân sách hạn hẹp và cần đi làm nhiều giờ để lo trang trải chi phí khi đang học thì rất cần lưu ý đến điều này, tránh không vi phạm pháp luật và khả năng bị ảnh hưởng đến việc xét Visa trong lần kế tiếp.
Các công việc làm thêm các bạn có thể tham khảo:
1 Phục vụ bàn:
Đây là việc phổ biên nhất trong các công việc làm thêm cho sinh viên. Ở Singapore mức làm thêm theo giờ là 6-7 Đô La Sing một giờ, khi làm có kinh nghiệm quản lý bồi bàn thì bạn có thể được trả 10 đô la Sing một giờ. Ở Châu Âu mức này cao hơn do tỷ giá đồng Euro cao hơn USD và SGD, tùy theo nhà hàng và khả năng làm việc của bạn mà bạn được trả từ 6-10euro một giờ.
Nhược điểm của việc này là rất mất công sức và thời gian, sau mỗi ca làm việc đa phần các bạn không còn sức lực để học tập. Công việc này thường là vào ban đêm nên cũng nhiều bất cập cho việc học hành, đi lại, nhất là đối với các bạn nữ.
2 Đứng bán hàng tại siêu thị:
Lương cho việc này cũng ngang tầm với công việc ở trên nhưng khá là nhẹ nhàng hơn so với phục vụ bàn. Tuy nhiên sẽ có những ca trực qua đêm khiến bạn khó mở mắt đến lớp ngày hôm sau.
3 Phát tờ rơi:
Lương cho việc này cũng thuộc loại lương cơ bản ở các nước phát triển. Ở Châu Âu và Mỹ thì việc này lương thấp hơn hai công việc kể trên.
Nhược điểm: Không học hỏi được nhiều kinh nghiệm tổ chức, làm việc.
4 Làm trong thư viện trường:
Đăng ký làm cho thư viện trường là một lựa chọn khá phổ biến cho bạn nào thích sự yên tĩnh và đam mê đọc sách, tính tình kỹ lưỡng cẩn thận. Tuy mức trả không cao nhưng đây lại là lựa chọn hàng đầu của khá nhiều bạn. Công việc này giúp bạn có mối quan hệ tốt với nhân viên và thầy cô trong trường.
5 Làm survey:
Bạn có thể được thuê để đi khảo sát thị trường, đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm hoặc phỏng vấn. Ở nước ngoài các công việc khảo sát thị trường được làm rất nghiêm túc và quy củ nên đây cũng là cơ hội cho các bạn học hỏi nhiều nếu đi theo kinh doanh, marketing.
6 Làm trợ giảng:
Khi các bạn có chút khả năng về học tập thì việc làm trợ giảng là một sự lựa chọn phù hợp. Lương trợ giảng ở Sing, Châu Âu hoặc Mỹ tầm 500USD/Euro một tháng. Công việc thường là chấm bài, photo, hỗ trợ sinh viên yếu, soạn hồ sơ… Đây là bước đệm tốt nếu các bạn muốn đi theo sự nghiệp giảng dạy sau này tại các trường đại học.
7 Thông dịch viên:
Nhu cầu người Việt Nam sang nước ngoài cần người phiên dịch là tất yếu. Việc giỏi ngoại ngữ ngay từ đầu sẽ giúp ích bạn rất nhiều. Tuy nhiên đi phiên dịch rất mát thời gian và đòi hỏi sự am hiểu về chuyên môn bạn cần dịch. Ví dụ như dịch về y tế, sức khỏe thì bạn phải am hiểu về hóa, sinh, thuốc men, từ chuyên môn… Một số bạn có hai, ba ngoại ngữ ở Châu Âu thì việc phiên dịch gần như đem lại thu nhập rất cao. Tại các phiên triển lãm quốc tế, lương phiên dịch ít nhất 50usd/ngày, 100usd cho nhân viên có kinh nghiệm và trên 1000usd nếu bạn biết tiếng Ả Rập.
8 Dạy kèm:
Nếu bạn học giỏi và tự tin vào phương pháp sư phạm của mình thì bạn có thể nhận dạy kèm trẻ em. Chương trình toán lý hóa của Việt Nam rất cao so với nước ngoài nên bạn có thể yên tâm chọn được một trình độ thích hợp để dạy kèm.
9 Nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa:
Đây cũng là một công việc theo giờ mang lại thu nhập khá cao. Tại Châu Âu, việc dọn một căn nhà 2 tầng được trả 50-100euro. Nếu bạn biết nấu ăn hợp khẩu vị của gia chủ thì bạn sẽ được trả 8-10euro/giờ.
Những công việc mang tính sáng tạo: