Khá chật vật trong việc thu hồi nợ đọng từ các bạn hàng trong khi nhu cầu có vốn để kinh doanh các mặt hàng phục vụ tết Nguyên đán tăng cao khiến nhiều tiểu thương ở TP.HCM đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng.

Tiểu thương “khát” vốn, ngân hàng vào cuộc

Một Thế Giới | 25/12/2013, 06:59

Khá chật vật trong việc thu hồi nợ đọng từ các bạn hàng trong khi nhu cầu có vốn để kinh doanh các mặt hàng phục vụ tết Nguyên đán tăng cao khiến nhiều tiểu thương ở TP.HCM đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng.

Do ảnh hưởng của tình trạng suy thoái kinh tế, tình hình kinh doanh năm qua không mấy khả quan. Hệ lụy của tình trạng này là nhiều tiểu thương cung cấp hàng sỉ ở các chợ không thu hồi được nguồn vốn gối đầu.
Bà Kim Phượng, chủ một sạp vải ở chợ Soái Kình Lâm (Chợ An Đông) cho biết, mọi năm cứ tới tháng 12 là các bạn hàng thanh toán dứt điểm nợ cũ.
Thế nhưng, do năm nay kinh tế khó khăn quá nên việc thu hồi nợ gặp rất nhiều khó khăn.
"Đầu năm tôi đã bỏ ra hơn 4 tỉ đồng làm vốn lưu động, thế nhưng đến cuối năm còn con số này còn chưa đến 1 tỉ". bà Phượng cho biết thêm.
Cũng trong tình cảnh "tiền nợ nhiều hơn tiền mặt", chị Lâm Thanh Hà, chủ tiệm giày dép ở chợ Thủ Đức than thở: "Khi thông báo cho các mối sẽ thu nợ vào cuối tháng này, ai cũng phản ứng, nhưng nếu không thu nợ cũ thì lấy vốn đâu mà nhập hàng. Tổng số tiền đang cho gối đầu lên đến gần 3 tỉ đồng. Tuy vậy gần 1 tháng nay tui cũng chỉ thu về được hơn 200 triệu."
Nắm bắt được tình hình này, các ngân hàng cũng tích cực tiếp cận để giải quyết cơn "khát" vốn của các tiểu thương ở chợ.
Khởi động đầu tiên cho chiến dịch này là Ngân hàng Á Châu (ACB) với hạn mức ưu đãi 500 tỷ đồng cho tiểu thương kinh doanh tại các chợ, trung tâm thương mại, thương xá....
Số tiền mà Ngân hàng ACB cho vay tối thiểu 300 triệu đồng/ khách hàng, lãi suất ưu đãi là 0,79%/tháng, cố định 3 tháng đầu; kỳ thay đổi lãi suất tiếp theo là 3 tháng/lần.
Trong khi đó Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Sacombank thì phối hợp với Ủy ban Nhân dân 22 quận, huyện ở TPHCM triển khai nguồn vốn vay đến tiểu thương.
Đặc biệt, trong gói sản phẩm tín dụng có cả quyền lợi bảo hiểm tín dụng cho người vay.
Ông Phan Huy Khang, Tổng giám đốc Sacombank,cho biết: “Ngân hàng giao cho từng chi nhánh, phòng giao dịch trên địa bàn tiếp cận thực hiện, vận động chính quyền cùng tham gia với ngân hàng, từ đó ngân hàng cũng an tâm hơn khi biết được tường tận thông tin của người vay”.
Tương tự, ngân hàng An Bình (ABBank) cũng dành 1.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi cá nhân, với mức lãi suất cố định 8,99%/năm trong 6 tháng đầu tiên sau khi giải ngân.
Các tiểu thương có thể tiếp cận gói tín dụng này từ nay đến hết tháng 12.2013.
Ngoài những ngân hàng trên, tham gia giải cơn "khát" vốn của tiểu thương trước tết Nguyên đán năm nay còn có Ngân hàng Quân đội (MB) với gói tín dụng siêu ưu đãi 700 tỷ đồng; Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) với chương trình ưu đãi lãi suất thấp, chỉ 5,8%/năm...
Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, doanh nghiệp kinh doanh có lãi không nhiều, việc các ngân hàng chuyển hướng cho vay tới các hộ kinh doanh nhỏ lẻ được xem là "lợi cả đôi đường". Bởi ngoài việc giải quyết được cơn "khát" vốn của các tiểu thương ra nó còn giúp ngân hàng tìm được lối ra cho nguồn tiền của mình.
Việt Lê
(ảnh minh họa)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
một giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiểu thương “khát” vốn, ngân hàng vào cuộc