Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC 2017 ngày 8.11 đã thông qua hàng loạt văn kiện quan trọng, mang tính dấu ấn của năm APEC 2017, trong đó đáng chú ý là Khung thuận lợi hóa thương mại điện tử xuyên biên giới trong APEC.

Thương mại điện tử trong APEC dự kiến tăng lên 467 tỉ USD

tuyetnhung | 09/11/2017, 18:37

Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao - Kinh tế APEC 2017 ngày 8.11 đã thông qua hàng loạt văn kiện quan trọng, mang tính dấu ấn của năm APEC 2017, trong đó đáng chú ý là Khung thuận lợi hóa thương mại điện tử xuyên biên giới trong APEC.

Thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới hiện được coi là lĩnh vực phát triển nhanh nhất của thương mại thế giới. Từ xuất phát điểm gần như bằng 0 ở thời điểm hai thập niêntrước, đến cuối năm 2016, TMĐTxuyên biên giới (bao gồm giao dịch doanh nghiệp – doanh nghiệp B2B và bán lẻ B2C) ước tính đạt 1.920 tỉ USD trên toàn cầu. Khu vực châu Á -Thái Bình Dương có khối lượng giao dịch lớn nhất thế giới, theo sau là khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ.

Tính riêng về TMĐTB2C, doanh thu TMĐT B2C xuyên biên giới của khu vực châu Á -Thái Bình Dương năm 2016 đạt 144 tỉ USD, chiếm khoảng 35,9% doanh thu TMĐT xuyên biên giới B2C toàn cầu. Con số này được dự đoán sẽ tăng lên 467 tỉ USD và 47,9% vào năm 2020.

TMĐTxuyên biên giới là công cụ hiệu quả giúp cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ trong các nền kinh tế APEC tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, không cần sự hiện diện vật lý hay thương mại ở thị trường mà vẫn có thể bán sản phẩm ra toàn thế giới.

Việt Nam đang ở đâu trong bức tranh TMĐT khu vực?

Con số thống kê những năm qua cho thấy thị trường TMĐT Việt Nam luôn tăng trưởng ở tốc độ cao, khoảng 25-35%/năm, mức độ phổ cập TMĐT trong cộng đồng và doanh nghiệp đã ngang tầm, thậm chí vượt một số nước trong khu vực. Cùng với tốc độ phát triển của công nghệ và hạ tầng viễn thông - internet, hoạt động kinh doanh và mua sắm trên môi trường mạng đang trở thành một phần tất yếu của đời sống xã hội.

Theo kết quả khảo sát về tình hình phát triển TMĐT của Bộ Công Thương, doanh số TMĐT bán lẻ Việt Nam năm 2016 đạt khoảng 5 tỉ USD và dự đoán sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 20%/năm, đạt 10 tỉ USD vào năm 2020, chiếm 5% tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước.

Trước viễn cảnh trên, thị trường TMĐT Việt Nam được dự đoán tiếp tục phát triển mạnh trong giai đoạn 2016-2020 dựa trên nền tảng pháp lý, hạ tầng kỹ thuật và mức độ hiểu biết của người tiêu dùng ngày một hoàn thiện. Với lợi thế dân số trẻ, ước tính 30% dân số Việt Nam sẽ tham gia mua sắm trực tuyến vào năm 2020; giá trị mua hàng đạt mức trung bình 350 USD. Bên cạnh đó, TMĐT xuyên biên giới phát triển nhanh, phục vụ thiết thực hoạt động xuất nhập khẩu. Giao dịch TMĐT B2B dự đoán tác động tới 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vào năm 2020.

Doanh nghiệp cần làm gì để 'đón sóng' TMĐT thời gian tới?

Nước ta nằm trong khu vực được đánh giá là phát triển năng động nhất về TMĐT trên thế giới. Năm 2016, doanh số TMĐT B2C của khu vực châu Á -Thái Bình Dương ước tính đạt 1.000 tỉ USD, chiếm hơn 50% thị trường TMĐT B2C toàn cầu (1.900 tỉ USD).

Tỷ trọng của TMĐT trên tổng doanh thu bán lẻ ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương cũng cao hơn các khu vực khác trên thế giới, đạt mức 12,1%. Bên cạnh nhiều yếu tố, xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa cũng đang tác động rất mạnh đến TMĐT Việt Nam, thể hiện ở dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian qua, và cùng với vốn đầu tư là công nghệ và giải pháp.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số doanh nghiệp cả nước (hơn 90%). TMĐT và công nghệ số đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp vừa và nhỏ rút ngắn khoảng cách với các doanh nghiệp lớn, nhờ vào tính cạnh tranh bình đẳng và linh hoạt của môi trường kinh doanh số. Yếu tố có vai trò quyết định đối với thành công của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay là trình độ khai thác và tiếp cận công nghệ, cũng như phương thức tổ chức hoạt động kinh doanh và mạng lưới kết nối đối tác.

Để cạnh tranh trong môi trường năng động và có hàm lượng công nghệ cao này của nền kinh tế số, doanh nghiệp cần đổi mới cách tư duy, xây dựng những mô hình kinh doanh mang tính sáng tạo, tránh lối mòn của các doanh nghiệp đi trước. SMEs có lợi thế về tính linh hoạt trong mô hình tổ chức hoạt động và khả năng sáng tạo, học tập cái mới, nhưng có thể còn hạn chế về vốn và năng lực nghiên cứu. Do vậy, việc chủ động trang bị kiến thức, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số, mạnh dạn áp dụng các mô hình TMĐT mới và chú trọng xây dựng uy tín, thương hiệu trên môi trường trực tuyến là những mục tiêu thiết yếu doanh nghiệp SMEs cần hướng tới để phát huy hơn nữa các lợi ích của TMĐT nói riêng cũng như hòa nhập vào dòng chảy của nền kinh tế số nói chung.

Xây dựng sáng kiến Khung thuận lợi hóa TMĐT xuyên biên giới

Theo đó, nhằm tăng trưởng thương mại điện tử xuyên biên giới, đóng góp tích cực cho liên kết thương mại và kinh tế khu vực, Việt Nam đã đề xuất, chủ trì xây dựng sáng kiến về Khung thuận lợi hóa TMĐT xuyên biên giới trong APEC và coi đây là một nội dung quan trọng của chương trình nghị sự APEC 2017. Khung thuận lợi hóa này tập trung vào 5 trụ cột, bao gồm:

Hoàn thiện và hài hòa hóa khung pháp lý TMĐTcủa các nền kinh tế APEC nhằm tạo thuận lợi cho TMĐTxuyên biên giới trong khu vực.

Tăng cường xây dựng năng lực để các nền kinh tế APEC có thể hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tham gia vào thị trường TMĐTxuyên biên giới trong khu vực và trên toàn thế giới.

Thúc đẩy hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân xuyên biên giới thông qua việc thực hiện các chương trình đang triển khai của APEC.

Thuận lợi hóa thương mại phi giấy tờ trong khu vực.

Giải quyết những vấn đề mới và liên quan đến nhiều bên trong TMĐT xuyên biên giới.

Tuyết Nhung
Bài liên quan
Việt Nam có sàn thương mại điện tử bán sỉ xuyên biên giới hai chiều
VIPO Mall là nền tảng mua sỉ trực tuyến toàn trình, hai chiều, kết nối trực tiếp khách hàng Việt Nam với các nhà cung cấp quốc tế và ngược lại, không cần qua trung gian.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chốt lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ và các ngày lễ năm 2025
5 giờ trước Sự kiện
Công chức, viên chức được nghỉ Tết Nguyên đán 2025 từ ngày 25.1 - 2.2.2025 (26 tháng chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 tháng giêng năm Ất Tỵ).
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thương mại điện tử trong APEC dự kiến tăng lên 467 tỉ USD