Dự án Công viên Thế kỷ có thể giúp thủ đô Bangkok của Thái Lan chống ngập nặng, vào lúc thành phố này đang chìm nhanh. Theo ước tính của tổ chức Hòa bình Xanh, do sự phát triển đô thị ồ ạt, Bangkok với 10 triệu dân đang bị lún 2cm/năm, trong khi mặt nước vịnh Thái Lan dâng 4mm/năm, cao hơn mức trung bình của thế giới.

Thực hiện dự án công viên nước chống ngập nặng cho thủ đô Bangkok

Trần Trí | 06/10/2018, 15:31

Dự án Công viên Thế kỷ có thể giúp thủ đô Bangkok của Thái Lan chống ngập nặng, vào lúc thành phố này đang chìm nhanh. Theo ước tính của tổ chức Hòa bình Xanh, do sự phát triển đô thị ồ ạt, Bangkok với 10 triệu dân đang bị lún 2cm/năm, trong khi mặt nước vịnh Thái Lan dâng 4mm/năm, cao hơn mức trung bình của thế giới.

Hiện thủ đô Thái Lan vẫn cao hơn mực nước biển khoảng 1,5m, nhưng bóng ma tái diễn vụ lụt năm 2011 và vụ lụt năm 2017 đã làm chết 1.200 người ở Ấn Độ, Nepal và Bangladesh vẫn phủ trùm.Những trận mưa gây ngập gần đây, vào lúc LHQ sắp tổ chức một hội nghị về biến đổi thời tiết ở Bangkok càng khiến sự lo ngại tăng lên.

Dân Bangkok khổ sở vì trận lụt nặng năm 2011 - Ảnh: Getty Images

Chương trình “Má Khỉ” để trữ nước ngập của vị cố vương

Từ đó, kiến trúc sư Kotchakorn Voraakhom có ý tưởng lập dự án Công viên Thế kỷ với diện tích hơn 4 hectatrong khuôn viên Đại học Chulalongkorn ở trung tâm Bangkok:

Bên dưới các hàng cây và thảm cỏ là những bể chứa nước ngầm, cùng với một cái hồlớn sẽ có thể chứa 3,78 triệulít nước. Trong điều kiện bình thường, nước mưa không chảy về các nhà máy xử lý sẽ chảy vào các container trữ nước để tưới tiêu trong mùa khô. Còn khi Bangkok bị ngập nặng, các container sẽ trữ nước và điều tiết qua hệ thống cống sau khi đã giảm ngập.

Công viên Thế kỷ cũng sẽ là một bãi cỏ xanh cho một thành phố mà mỗi công dân chỉ có thể thụ hưởng chỉ 3,3 mét vuông không gian xanh, so với 27 mét vuông ở London (Anh) và 66 mét vuông ở Singapore, theo Chỉ số Thành phố Xanh năm 2011 của tổ chức Economist Intelligence Unit.

Tiến sĩ Seri Suptharathit, Chủ nhiệm Trung tâm Thay đổi thời tiết và thiên tai thuộc Đại học Rangsit (ở Bangkok) nói mảng xanh đó đã trở nên xám, từ sau cuộc thăm dò nêu trên. Ông nói trong 20 năm qua, mảng xanh ở Bangkok bị giảm từ 40% tổng diện tích đất xuống còn 10%, càng làm tăng nguy cơ Bangkok bị ngập nặng.

Dân Bangkok có khoảng xanh để rèn luyện sức khỏe ở Công viên Thế kỷ - Ảnh: Landprocess

Nữ kiến trúc sư Voraakhom chào đời ở Bangkok, kể bà lúcnhỏ thích những cơn lụt vì được chèo xuồng khi đường phố biến thànhcon kênh. Nhưng sau trận ngập năm 2011, niềm vui trẻ thơ đã chuyển thành một thảm họa, và tình hình ngập ngày càng nặng hơn.

Bà Voraakhom nói Công viên Thế kỷ đi vào hoạt động từ năm 2017, trữ được nước mưa dù năm đó, có lúc Bangkok bị trận mưa lớn kéo dài 6 giờ liền, khiến các con đường xung quanh Công viên bị ngập.

Năm 2019, bà Voraakhom cùng công ty kiến trúc Landprocess của bà cũng sẽ mở một công viên trữ nước ngập tương tự ở Đại học Thammasat ở Bangkok.

Các dự án của bà phù hợp với chương trình trữ nước mưa “Má Khỉ” của Vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej trước khi vị quân vương qua đời năm 2016. Như con khỉ nhét quả chuối trong má để nó ăn sau, nhà vua khuyến khích Bộ Nông nghiệp Thái Lan sử dụng các vùng đất có thể trữ nước mưa để chống ngập.

Dân nghèo Bangkok vẫn còn phải sống chung với ngập nặng

Tiến sĩ Suptharathit nói công tác chống ngập cho Bangkok quá dựa vào những cơ sở rắn như kênh và đập, trong khi Công viên Thế kỷ tỏ ra có ích, ông đề nghị trả thêm tiền thuê đất cho nông dân để trữ nước trong mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 10 hằng năm.Ông nói: “Chúng tađã không nghĩ đến việc sử dụng thiên nhiên. Các ruộng lúa thấp chẳng hạn. Trước khi nước trào vào Bangkok đã đi qua nhiều vùng nông thôn”.

Chính quyền Bangkok tuyên bố đã rất quyết tâm giải quyết tình trạng thành phố bị ngập nặng. Gần đây, chính quyền công bố 28 dự án chống ngập mới, trị giá 26 tỉ bath (tiền Thái Lan, tương đương 610 triệu bảng Anh) để xây các đê chống ngập và hầm trữ nước, các kênh được cào để sâu hơn.

Ông Sakchai Boonma, Giám đốc Sở Quyhoạch đô thị Bangkok nói một “vùng xanh” ở phía đông thành phố đã được sử dụng để trữ nước. Ông còn nói từ năm 2013, nạn ngập đã được giải quyết bằng các quyđịnh xây dựng các tòa nhà: phải có không gian để nước mưa thấm xuống nền đất của công trình mới.

Tuy nhiên, tiến sĩ Suptharathit nói dân nghèo vẫn phải sống chung với nạn ngập nặng. Họ sống trong nhà cũ không được các quyđịnh chống ngập mới phủ đến, và phải chịu nguy cơ phải di dời khỏi các kênh, từ kế hoạch tái định cư- chống ngập. Ông nói: “Người giàu có thể sống sót với nhà to, thế còn thường dân thì sao ? Nước lụt sẽ đến với họ”.

Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Suptharathit đã có một dự báo dài hạn, gợi ý rằng Bangkok có nguy cơ bị lụt ngập nặng cứ 10 năm/lần, và dự báo đến năm 2100đa phần thành phố sẽ nằm dưới nước.

Bà Tara, giám đốc nhánh Thái Lan của tổ chức Hòa Bình Xanh, nói: “Chúng tôi không biết khi nào xảy ra một kịch bản nghiêm trọng, gồm nước biển dâng, mưa to và nước lụt từ miền Bắc tràn xuống cùng một lúc”.

Kiến trúc sư Voraakhom thừa nhận các dự án của bà chỉ là một phần giải pháp, nhưng bà tin chúng sẽ nâng cao ý thức cảnh giác và “cho thấy xã hội có thể làm gì trong 100 năm tới”.

Bích Ngọc (theo Guardian)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
4 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thực hiện dự án công viên nước chống ngập nặng cho thủ đô Bangkok