Mỹ ngày 5.10 đưa ra phản ứng thận trọng đối với việc Ấn Độ ký thỏa thuận mua hệ thống phòng thủ S-400 Nga bất chấp cảnh báo trừng phạt của Washington.

Phản ứng của Mỹ khi Ấn Độ ký thỏa thuận mua vũ khí Nga

Cẩm Bình | 06/10/2018, 11:12

Mỹ ngày 5.10 đưa ra phản ứng thận trọng đối với việc Ấn Độ ký thỏa thuận mua hệ thống phòng thủ S-400 Nga bất chấp cảnh báo trừng phạt của Washington.

Thỏa thuận trị giá 5 tỉUSD được Tổng thống Nga Vladimir Putin ký kết với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhân chuyến công du 2ngày.

Về vấn đề này, người phát ngôn Đại sứ Mỹ tại New Delhi phát biểu: “Miễn trừ mục 231 Đạo luật Chống đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận (CAATSA) sẽ được cân nhắc trên cơ sở từng giao dịch cụ thể. Chúng ta không thể sớm xét đoán bất cứ quyết định trừng phạt nào”.

“Thực hiện CAATSA nhằm mục đích buộc Nga phải trả giá cho những hành động ác ý của họ chứ không phải để làm cho năng lực quân sự của đồng minh và đối tác bị thiệt hại. Tuy nhiên, có nhiều tiêu chí nghiêm ngặt để xem xét miễn trừ trừng phạt”.

Ấn Độ vừa ký thỏa thuận mua S-400 của Nga - Ảnh: RT

Mỹ vào giữa năm 2017 thông qua CAATSA, cho phép nước này áp đặt trừng phạt đối với các quốc gia hay doanh nghiệp tham gia vào hợp đồng quy mô lớn với các công ty công nghiệp quốc phòng Nga.

Tháng 9 trước, chính quyền Washington áp đặt trừng phạt với Bộ Phát triển trang bị (EDD) trực thuộc Quân ủy trung ương Trung Quốc cùng người đứng đầu cơ quan này là trung tướng Lý Thượng Phúc, domua chiến đấu cơ Su-35 và hệ thống S-400 Nga. Đây là lần đầu tiên Mỹ trừng phạt bên thứ 3căn cứ theo CAATSA.

Hôm 3.10, Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo các đồng minh lẫn đối tác nên ngừng mua vũ khí của Moscow nếu không muốn bị áp trừng phạt.

Cẩm Bình (theo NDTV)
Bài liên quan
Toan tính của Mỹ khi điều ‘pháo đài bay’ B-52 gần biên giới Nga
Việc Mỹ triển khai máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress gần biên giới Nga đã gây chú ý đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa NATO và Moscow.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phản ứng của Mỹ khi Ấn Độ ký thỏa thuận mua vũ khí Nga