Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và Trung Quốc đã không ra tuyên bố chung sau cuộc họp tại Malaysia bởi căng thẳng biển Đông.

ASEAN - Trung Quốc không ra tuyên bố chung bởi căng thẳng biển Đông

Một Thế Giới | 04/11/2015, 12:16

Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và Trung Quốc đã không ra tuyên bố chung sau cuộc họp tại Malaysia bởi căng thẳng biển Đông.

Cuộc họp kéo dài hai ngày 3-4.11 ở khu nghỉ dưỡng bên ngoài thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia giữa Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và các đoàn từ 8 quốc gia đối tác gồm Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc... không ra tuyên bố chung bởi căng thẳng trên biển Đông.
Ban đầu, nước chủ nhà Malaysia dự định không đưa vấn đề căng thẳng biển Đông vào tuyên bố chung, theo như đòi hỏi của Trung Quốc trong cuộc họp trước đây.
Tuy nhiên, Mỹ và Nhật Bản gây áp lực trong cuộc họp, nhằm đưa vấn đề căng thẳng trên biển Đông vào chương trình nghị sự. Tokyo và Washington đều khẳng định tự do hàng hải trên biển Đông liên quan mật thiết tới lợi ích chiến lược của họ.
Kết quả: Hội nghị quốc phòng ASEAN không đạt được tuyên bố chung về Biển Đông. 
Theo báo The Wall Street Journal,  ban tổ chức hội nghị thượng đỉnh các bộ trưởng quốc phòng này- gồm của các nước thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Trung Quốc, Mỹ và 6 nước khác-hôm 4.11 xác nhận: hủy một nghi thức dự kiến tổ chức trưa nay.

Ở nghi thức này, một tuyên bố chung sẽ là tầm nhìn chung về an ninh khu vực của các lãnh đạo quốc phòng tham dự hội nghị này tại Malaysia.

Theo một quan chức cấp cao Mỹ, việc không đạt được tuyên bố chung về Biển Đông, vì “Trung Quốc vận động hành lang, để ngăn không cho bất kỳ quy chiếu nào về Biển Đông xuất hiện trong tuyên bố chung”.

Bộ quốc phòng TQ lập tức phản ứng, nói “một số nước” ngoài Đông Nam Á phải chịu trách nhiệm việc hủy ra tuyên bố chung khi bế mạc hội nghị này.

Bộ quốc phòng TQ khẳng định lấy làm tiếc, và nêu một số nước-không nói nước nào-âm mưu đưa nội dung không liên quan hội nghị vào tuyên bố chung, theo Reuters.

Vấn đề tranh chấp Biển Đông đang rất nóng, với tàu chiến Mỹ thực hiện cuộc tuần tra hồi tuần trước, đi vào vùng 12 hải lý quanh Bãi Đá XuBi trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, vốn bị TQ xây dựng trái phép thành đảo nhân tạo.

Mỹ gọi đó là cuộc thực hiện quyền tự do hàng hải, nhưng Bắc Kinh gọi đó là hành động khiêu khích của Mỹ.

Chính quyền TQ cũng phản ứng giận dữ, trước một phán quyết của Tòa án The Hague, rằng tòa sẽ xét vụ kiện của Philippines, cáo buộc những hoạt động của TQ trên Biển Đông là trái luật. TQ từ chối tham gia vụ kiện này.

Trong bối cảnh này, hội nghị thượng đỉnh Bộ trưởng quốc phòng ASEAN + (ADMM Plus) bị lâm bế tắc không là chuyện gây bất ngờ, theo Richard Javad Heydarian, một nhà phân tích an ninh khu vực của Đại học De La Salle ở Manila (Philippines).

Ông nói: “TQ chủ yếu muốn chặn bất kỳ sự tranh luận nào về tranh chấp Biển Đông. Rõ ràng họ giật dây để chặn bất kỳ tuyên bố chung nào về hành vi gây bất ổn khu vực của họ”.

Ông  Heydarian nói: ASEAN muốn TQ chấm dứt các hành vi này trong khu vực, nhưng không muốn ép TQ tẩy chay nhóm quốc phòng 18 nước này để phản đối.

Việc ra tuyên bố chung thường có ở các hội nghị thượng đỉnh ASEAN, nhưng sự bất đồng về cách xử lý vụ tranh chấp Biển Đông,  khiến việc này khó tiến hành được trong những năm gần đây.

Dù vậy,trước đây  ASEAN chỉ có mỗi một lần không ra được tuyên bố chung, khi một hội nghị thượng đỉnh ASEAN tổ chức ở Campuchia kết thúc trong  sự gay gắt vì những bất đồng về Biển Đông. 

Một thất bại tương tự đã được loại trừ tại một hội nghị thượng đỉnh an ninh ASEAN –tổ chức tại Malaysia hồi tháng 8-khi một tuyên bố chung được công bố trễ một ngày, sau khi Ngoại trưởng TQ Vương Nghị trấn an các đại biểu, rằng TQ đã ngưng cải tạo đất trên 7 đảo nhân tạo ở Biển Đông.   

Tuy nhiên, hình ảnh vệ tinh cho thấy TQ vẫn tiếp tục hoạt động này cho đến tháng 9, trong khi hoạt động xây dựng trên 7 đảo nhân tạo vẫn diễn ra, theo Gregory Poling, một chuyên gia an ninh Đông Nam Á của Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS, một tổ chức nghiên cứu Mỹ chuyên về Biển Đông). 

Thay thế tuyên bố chung là tuyên bố của đoàn chủ tịch, một quan chức Malaysia giấu tên cho AP biết. 
Theo quan vị quan chức Malaysia, do các bất đồng sâu sắc giữa Mỹ và Trung Quốc trong việc đưa ra tuyên bố chung (mà cả hai đều chỉ là khách mời) liên quan đến căng thẳng trên biển Đông, nên người Mỹ cho rằng tốt nhất là không đưa ra bất cứ tuyên bố chung nào cả, thay vì đưa ra tuyên bố chung nhưng loại bỏ vấn đề biển Đông.
Dự kiến, sau phiên họp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter sẽ tổ chức một cuộc họp báo nhằm đưa ra nhận định của Washington về tình hình an ninh khu vực
Tối hôm 3.11, bên lề hội nghị Bộ trưởng Carter đã gặp người đồng cấp Trung Quốc, ông Thường Vạn Toàn. Theo các quan chức có mặt trong cuộc gặp, ông Thường Vạn Toàn đã lặp đi lặp lại các chỉ trích của Trung Quốc đối với việc Mỹ cho tàu tuần tra trên biển Đông.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông đã tăng lên cao sau khi Mỹ điều tàu khu trục tên lửa USS Lassen vào tuần tra trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông.
Động thái này đã thực sự chọc giận Trung Quốc. Bắc Kinh coi bất cứ chỉ trích nào nhằm vào các tuyên bố chủ quyền cùng các đảo nhân tạo phi pháp của họ là một thách thức.
Thiên Hà (Theo AP)
Bài liên quan
Siêu máy tính Trung Quốc đứng đầu danh sách hiệu suất điện toán AI toàn cầu
Do các nhà khoa học quân sự Trung Quốc chế tạo, siêu máy tính Tianhe một lần nữa đứng đầu trong cuộc thử nghiệm quốc tế về hiệu suất điện toán trí tuệ nhân tạo (AI).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
ASEAN - Trung Quốc không ra tuyên bố chung bởi căng thẳng biển Đông