Thủ tướng Anh David Cameron đang tìm cách giải quyết các lo ngại của những đối tác trong NATO rằng quá trình Brexit sẽ làm suy yếu quyết tâm "chống Nga" của châu Âu, trái ngược với quan điểm của Tổng thống Pháp trước đó là Nga là một đối tác chứ không phải là mối đe dọa của châu Âu.

Thủ tướng Anh và Tổng thống Pháp 'đấu khẩu' về quan hệ với Nga

Hà Ngọc Bách | 10/07/2016, 08:32

Thủ tướng Anh David Cameron đang tìm cách giải quyết các lo ngại của những đối tác trong NATO rằng quá trình Brexit sẽ làm suy yếu quyết tâm "chống Nga" của châu Âu, trái ngược với quan điểm của Tổng thống Pháp trước đó là Nga là một đối tác chứ không phải là mối đe dọa của châu Âu.

Ông Cameron cho rằng châu Âu phải "tiếp tục đoàn kết chống lại mối đe dọa từ Nga", trong bối cảnh Anh rút khỏi EU có thể làm "suy yếu quyết tâm chống lại Vladimir Putin".

Phát biểu trong Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Warsaw vào ngày 9.7, Thủ tướng Cameron cho biết là phải có một cuộc "đối thoại cứng rắn" với Moscow để ngăn chặn bất kỳ "sự hiểu lầm hoặc tính toán sai lầm" có thể dẫn đến xung đột.Đồng thời ông Cameron nhấn mạnh EU và NATO cần phải chuẩn bị để đối đầu với tình huống "xâm lăng của Nga" giống như động thái sáp nhập Crimea hồi năm 2014.

Bình luận của ông Cameron đưa ra ngay sau khi Tổng thống Pháp François Hollande nói cũng trong Hội nghị thượng đỉnh của NATO lànước ông coi Nga là một đối tác, "không phải là một mối đe dọa" và NATO không có vai trò quyết định chính sách quan hệ giữa châu Âu với Nga.

"NATO không thể chủ xướng giai điệu cho liên hệ giữa châu Âu và Nga. Đối với nước Pháp, Nga không phải là đối thủ mà cũng không phải là mối đe dọa.

Nga là một đối tác, đôi khi có thể sử dụng vũ lực như chúng ta đã thấy ở Ukraine, đối tác mà chúng ta phê phán vì sáp nhập Crimea", ông Hollande tuyên bố.

Đáp lại quan điểm của Tổng thống Pháp, ôngCameron tuyên bố:"Tất nhiên chúng ta phải có một cuộc đối thoại với Nga - có nhiều vấn đề chúng ta cần phải thảo luận với Nga không chỉ riêng tình hình ở Syria.

Nhưng có một sự đồng thuận mạnh mẽ rằng chúng ta cần có một cuộc đối thoại cứng rắn và đoàn kết hơn quanh các vấn đề ở Ukraine. Ranh giới đang được vẽ lại ở châu Âu bằng vũ lực nên châu Âu và NATO phải kiên quyết chống lại điều đó.

Chúng tôi không tìm kiếm sự đối đầu với Nga. Chúng tôi đang làm việc để ngăn chặn họ vì vậy chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi cách tiếp cận song song giữa răn đe và đối thoại. Chúng ta phải thực hiện một cuộc đối thoại cứng rắn với Nga để tránh sự hiểu lầm hoặc tính toán sai lầm".

Trước đó ngày 8.7, các nhà lãnh đạo NATO đã nhất trí về việc triển khai 4.000 lính tới Đông Âu, trong đó có 650 lính Anh. Ông Cameron cho biết Hội đồng NATO-Nga sẽ nhóm họp vào tuần tới, lần đầu tiên sau nhiều tháng đình trệ quan hệ để đảm bảo rằng việc triển khai lính tới Đông Âu sẽ không tạo thành xung đột mới với Nga.

Ông Cameron cũng nói thêm là Anh sẽ gửi thêm 50 lính tới Afghanistan, trong vai trò huấn luyện và cố vấn quân sự, mở rộng lực lượng đang có mặt tại quốc gia Trung Đông này lên 500 quân nhân.Trước đó, Tổng thống Barack Obama hôm 6.7 đã ra một thông báo là ông sẽ giữ 8.400 quân Mỹ tại Afghanistan cho đến hết nhiệm kỳ của ông vì lý do an ninh tại nước này đang xấu đi.

Phát biểu hôm 9.7 tại Hội nghị thượng đỉnh NATO, ông Obama cam kết sự đảm bảo quân sự lâu dài của Mỹ nhằm đảm bảo an ninh ở châu Âu và bảo vệ các đồng minh của Mỹ. Tổng thống Mỹ nhấn mạnh là liên minh NATO đã nhất trí về việc tăng cường đáng kể lực lượng phòng thủ tập thể của mình kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh bằng cách đồng ý triển khai lực lượng tại các nước Baltic và Ba Lan,nhằm chống lại hành động sáp nhập Crimea của Nga.

"Điều không bao giờ thay đổi là cam kết vững chắc của Mỹ đối với an ninh và quốc phòng của châu Âu", ông Obama nói.Bình luận của ông Obama đưa ra trong bối cảnh ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump đã nói rằng NATO là "lỗi thời" và đề nghị các nước đồng minh của Mỹ tự lo an ninh của chính mình.

Thiên Hà (theo The Guardian)
Bài liên quan
Ứng viên vị trí đặc phái viên của ông Trump phụ trách vấn đề Nga - Ukraine
Hãng Reuters dẫn nguồn tin tiết lộ Tổng thống đắc cử Donald Trump cân nhắc chọn cựu Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ Richard Grenell làm đặc phái viên phụ trách vấn đề Nga - Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng Anh và Tổng thống Pháp 'đấu khẩu' về quan hệ với Nga