Trước khi dự hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hamburg (Đức) trong hai ngày 7 và 8.7, nữ Thủ tướng Anh Theresa May bị ép phải ‘phản ứng’ Tổng thống Trump về chuyện ông quyết rút khỏi Thỏa thuận chống biến đổi khí hậu Paris (được ký hồi tháng 12.2015).
Người yêu cầu vị lãnh đạo Anh phải “phản ứng” với Tổng thống Mỹ Donald Trump là Barry Gardiner, thành viên Công đảng đối lập ở Anh từng tham gia thỏa thuận trên.
Ông nói vị Thủ tướng của đảng Bảo thủ Anh phải “buộc Tổng thống Trump chịu trách nhiệm” về việc tuyên bố Mỹ rút khỏi thỏa thuận quốc tế nhằm xử lý tình trạng trái đất nóng dần lên tới độ nguy hiểm.
Ông Gardiner còn nói: “Thủ tướng của Công đảngcầnnói rõ ngay rằng Anh hoàn toàn ủng hộ thỏa thuận, và Mỹ bị mất uy tín bởi một quyết định rút khỏi đầy thiển cận của Tổng thống Mỹ”.
Hồi tháng trước, cộng đồng quốc tế phẫn nộ khi ông Trump xác nhận muốn rút khỏi Thỏa thuận chống biến đổi khí hậu Paris. Lúc đó, bà May bị chỉ trích không ký vào lá thư phản đối củanhiều chính phủ châu Âu nhằmlên án quyết định của vị chủ nhân Nhà Trắng. Bà May nhấn mạnh rằng bà đã nói chuyện này trực tiếp với ông Trump.
Tại Hamburg, bà May sẽ nêu vấn đề nàyvới ông Trumpkhi hai người có cuộc gặp đầu tiên kể từ khi đảng Bảo thủ của bà bị mất thế đa số ở cuộc bầu cử sớm tại Anh.
Hai nhà lãnh đạo sẽ hội đàm song phương chính thức. Theo một quan chức cấp cao trong chính phủ, bà May sẽ nói rằng bà không tin cần phải tái thương lượng Thỏa thuận Paris.
Bà May và ông Trump cũng có thể đề cập việc CHDCND Triều Tiên phóng quả tên lửa đạn đạo liên lục địa ngày 4.7. Bà May đã nhấn mạnhcộng đồng quốc tế cần đoàn kết lên án hành động của Bình Nhưỡng.
Lần gặp gần đây nhất của bà May với ông Trump là tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở đảo Sicily (Ý). Phủ Thủ tướng Anh giải thích ở cuộc gặp bên lề này, hai nhà lãnh đạo tái khẳng định sự cam kết tăng cường quan hệ thượng mại Anh - Mỹ, kể cả thỏa thuận thương mại sau khi Anh rời khỏi Liên minhchâu Âu (EU).
Sau đó, bà May bị chỉ trích vì không ký vào tuyên bố chung của lãnh đạo G7, trong đó cónữ Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vàTổng thống Ý Paolo Gentiloni. Tuyên bố chung này nói Thỏa thuận Paris sẽ không cần phải tái thương lượng.
Phủ Thủ tướng Anh nói Anh đã phản ứng bình thường với tình hìnhvà các nước G7 khác là Canada cùngNhật Bản cũng không ký vào tuyên bố chung.
Kim Hương (theo Guardian)