Với thu nhập như vậy, đã tăng 1 triệu đồng so với quý trước (4/2021) và tăng 110.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Thu nhập bình quân người lao động quý 1 đạt 6,4 triệu đồng/tháng

Lam Thanh | 12/04/2022, 16:23

Với thu nhập như vậy, đã tăng 1 triệu đồng so với quý trước (4/2021) và tăng 110.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.

Tại cuộc họp báo về tình hình lao động, việc làm quý 1/2022 tổ chức ngày 12.4, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (TCTK) Nguyễn Trung Tiến cho biết thị trường lao động dần phục hồi và đạt mức tăng trưởng khá. Lực lượng lao động, số người có việc làm và thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước (quý 4/2021) và so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước trong quý 1/2022 là 51,2 triệu người, tăng hơn 441.000 người so với quý trước và tăng gần 160.000 người so với cùng kỳ năm 2021. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý 1/2022 là 68,1%. So với quý trước, lực lượng lao động ở cả gia khu vực nông thôn và thành thị đều tăng khoảng 200.000 người. Lao động có việc làm ghi nhận mức tăng ở cả khối doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh cá thể.

Từ đầu năm đến nay, mặc dù cả nước vẫn còn hơn 16,9 triệu người từ 15 tuổi trở lên chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 nhưng con số này đã giảm mạnh so với quý trước (giảm 7,8 triệu người). Đây là mức giảm mạnh nhất được ghi nhận kể từ khi đất nước chứng kiến sự bùng phát của đại dịch COVID-19.

lao-dong(1).jpg
Thu nhập bình quân người lao động quý 1/2022 đạt 6,4 triệu đồng/tháng

Ông Phạm Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và Lao động (TCTK) cho hay tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động đều giảm so với quý trước, tuy vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng mức độ giảm dần. Đặc biệt vấn đề thiếu việc làm ở khu vực dịch vụ đã được cải thiện đáng kể.

So với quý trước, số người thiếu việc làm quý 1/2022 là 1,3 triệu người, giảm 135.200 người; tỷ lệ thiếu việc làm của lao động là 3,01%, giảm 0,36 điểm phần trăm.

"Nghị quyết 68/NQ-CP, Nghị quyết 126/NQ-CP của Chính phủ được triển khai kịp thời đã hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn trả lương cho người lao động, hỗ trợ tích cực cho doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, bảo đảm duy trì việc làm cho người người lao động. Những chính sách này đã làm cho tình trạng thiếu việc làm 3 tháng đầu năm được cải thiện, tiếp nối thành quả đã ghi nhận được ở quý 4/2021", ông Nam khẳng định.

Cũng theo TCTK, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý 1 đạt 6,4 triệu đồng, tăng 1 triệu đồng so với quý trước và tăng 110.000 đồng so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập bình quân tháng của lao động nam cao gấp 1,36 lần thu nhập bình quân tháng của lao động nữ (7,3 triệu đồng so với 5,4 triệu đồng).

Điểm sáng nổi bật là thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng mạnh tại vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, nhất là tại TP.HCM. Cụ thể, thu nhập bình quân tháng của người lao động vùng Đông Nam Bộ tăng cao nhất trong 6 vùng kinh tế-xã hội, với mức thu nhập bình quân 8,3 triệu đồng, tăng 36,8%, tương ứng tăng 2,2 triệu đồng so với quý trước.

Đặc biệt, lao động tại TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai có mức thu nhập bình quân cao nhất cả nước, khoảng hơn 8 triệu đồng/người/tháng. Tại TP.HCM, thu nhập bình quân của lao động là 8,9 triệu đồng/người, tăng 36,5%, tương ứng tăng 2,4 triệu đồng so với quý trước; thu nhập của người lao động tại Bình Dương là 8,6 triệu đồng/người/tháng, tăng 54%, tương ứng tăng 3 triệu so với quý trước; lao động tại Đồng Nai có thu nhập bình quân là 8,5 triệu đồng, tăng 32,9%, tương ứng tăng 2,1 triệu đồng so với quý trước.

Tuy nhiên, theo lãnh đạo TCTK, dù có nhiều khởi sắc nhưng thị trường lao động Việt Nam vẫn còn tiềm ẩn một số yếu tố thiếu bền vững.

Cụ thể, số người có việc làm tăng nhanh nhưng tăng nhiều ở lao động phi chính thức. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lao động không sử dụng hết tiềm năng giảm những vẫn còn ở mức tương đối cao. Lao động "tự sản tự tiêu" giảm nhưng vẫn chưa trở về trạng thái bình thường ban đầu khi chưa xảy ra đại dịch.

Trước tình hình, đó TCTK đề xuất tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động, đẩy nhanh thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế. Đồng thời, cần thực hiện tích cực các chính sách thu hút lao động tự sản tự tiêu và nghiên cứu xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp, nâng cao chất lượng nguồn lao động.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
một giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thu nhập bình quân người lao động quý 1 đạt 6,4 triệu đồng/tháng