Theo kết quả mới, công nghệ mRNA tương tự được sử dụng trong vắc xin COVID-19 có thể làm tăng đáng kể khả năng sống sót của những bệnh nhân mắc dạng ung thư da ác tính.

Thử nghiệm thành công vắc xin ung thư công nghệ mRNA

Đan Thuỳ | 14/12/2022, 10:08

Theo kết quả mới, công nghệ mRNA tương tự được sử dụng trong vắc xin COVID-19 có thể làm tăng đáng kể khả năng sống sót của những bệnh nhân mắc dạng ung thư da ác tính.

Một loại vắc xin ung thư thử nghiệm của hãng dược Mỹ Mordena dựa trên công nghệ mRNA đã vừa được chứng minh là có thể làm tăng đáng kể khả năng sống sót của những bệnh nhân mắc dạng ung thư da ác tính.

Vắc xin ung thư cá nhân hóa của Moderna được kết hợp với một liệu pháp miễn dịch có tên Keytruda của hãng dược Merck đã làm giảm 44% nguy cơ tái phát hoặc tử vong của căn bệnh ung thư da nguy hiểm nhất - u hắc tố - khi so sánh với bệnh nhân chỉ dùng Keytruda trong một thử nghiệm ở giai đoạn giữa, theo hai công ty này tuyên bố hôm 13.12.

Loại vắc xin này được tạo ra bằng cách sử dụng vật liệu di truyền từ các tế bào khối u của từng bệnh nhân, giúp hệ thống miễn dịch của họ sẵn sàng theo dõi các dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư quay trở lại.

Thử nghiệm giai đoạn 2 có sự tham gia của 157 bệnh nhân mắc khối u ác tính giai đoạn 3 hoặc 4 tiến triển, những người trước đó đã được phẫu thuật cắt bỏ khối u. Các bệnh nhân đã được tiêm 9 liều vắc xin có tên mã là mRNA-4157/V940 trong hơn một năm.

keytruda-ung-thu.png

Moderna và Merck, công ty sản xuất Keytruda, sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối bắt đầu vào năm tới.

Stéphane Bancel, Giám đốc điều hành của Moderna, cho biết: "Kết quả ngày hôm nay rất đáng khích lệ đối với lĩnh vực điều trị ung thư. Công nghệ mRNA đã có hiệu quả với COVID-19, và bây giờ, lần đầu tiên, chúng tôi đã chứng minh khả năng mRNA có tác động đến kết quả trong một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên ở khối u ác tính". 

Các nhà khoa học lạc quan rằng vắc xin mRNA sẽ cải thiện tỷ lệ sống sót ở nhiều bệnh ung thư khó đánh bại hiện nay.

Giáo sư Andrew Beggs, thành viên lâm sàng cao cấp của MRC và bác sĩ phẫu thuật đại trực tràng tư vấn tại Đại học Birmingham, cho biết: "Việc sử dụng công nghệ vắc xin mRNA để tăng phản ứng với các loại thuốc trị liệu miễn dịch là rất thú vị. Mặc dù mới chỉ là dữ liệu ban đầu, nhưng đây có thể là một lựa chọn điều trị hiệu quả. Tiến bộ này có thể có ý nghĩa quan trọng đối với bệnh nhân ung thư di căn trong tương lai và mở ra một hướng điều trị mới cho những bệnh nhân này". 

Moderna và Merck cũng dự định nghiên cứu phương pháp này trong các bệnh ung thư đột biến cao khác, chẳng hạn như ung thư phổi, ung thư bàng quang và một số bệnh ung thư vú.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thử nghiệm thành công vắc xin ung thư công nghệ mRNA