Hệ miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể chống lại các vi sinh vật gây bệnh. Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm ra ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh tới hệ miễn dịch. Điều đó giúp chúng ta xác định biện pháp có thể cải thiện sức đề kháng.

Thói quen tốt giúp tăng cường hệ miễn dịch

La Hường | 29/09/2020, 17:49

Hệ miễn dịch có vai trò bảo vệ cơ thể chống lại các vi sinh vật gây bệnh. Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm ra ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh tới hệ miễn dịch. Điều đó giúp chúng ta xác định biện pháp có thể cải thiện sức đề kháng.

Tập luyện và vận động thường xuyên

Duy trì tập luyện đều đặn là trụ cột tiếp theo để có một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Cơ bắp có được thông qua tập luyện là thành phần giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, từ đó duy trì cân nặng, cải thiện sức khoẻ và làm gia tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.

Ngoài ra, quá trình vận động còn thúc đẩy lưu thông, cho phép các tế bào và các chất của hệ thống miễn dịch di chuyển tự do trong cơ thể, thực hiện công việc của chúng một cách hiệu quả.

Tập luyện không nhất thiết phải đến phòng gym. Trong khi hàng loạt phòng tập lần lượt phải tạm ngưng hoạt động, chúng ta có rất nhiều bài tập ngay tại nhà cùng các dụng cụ đơn giản để duy trì sức khỏe và không làm suy giảm hệ miễn dịch.

Cải thiện giấc ngủ và cố gắng giảm căng thẳng

Tâm lý căng thẳng kéo dài là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chất lượng giấc ngủ ngày càng kém. Ngủ không sâu giấc khiến tâm lý bị ảnh hưởng theo thời gian. Vòng lặp này có thể khiến cơ thể liên tục mệt mỏi, từ đó làm chức năng miễn dịch suy giảm.

Hãy thả lỏng cơ thể trước khi ngủ bằng thói quen đọc sách, ngâm chân hay nghe nhạc. Đặt các thiết bị điện tử xa khỏi giường ngủ, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh trên màn hình điện thoại, laptop để có giấc ngủ sâu nhất.

Chế độ dinh dưỡng cân bằng

Dinh dưỡng là trụ cột đầu tiên trong công cuộc duy trì và tăng cường hệ miễn dịch. Nhiều bằng chứng đã chỉ ra sự thiếu hụt các loại vi chất như kẽm, sắt, vitamin A, E, C, B6,… làm thay đổi phản ứng miễn dịch ở động vật.

Vì vậy, hãy xem xét lại bữa ăn và điều chỉnh thực phẩm thay thế phù hợp.

Dưới đây là một số loại thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng giúp tăng cường miễn dịch:

Cà rốt, cải xoăn và quả mơ cung cấp beta carotene

Beta carotene được chuyển hóa thành vitamin A, là một thành phần thiết yếu cho một hệ miễn dịch khỏe mạnh.Beta carotene có tác dụng giúp các kháng thể phản ứng với độc tố và các chất lạ từ bên ngoài.

Các nguồn thực phẩm giàu beta carotene bao gồm khoai lang, cà rốt, xoài, mơ, cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, bí và dưa lưới.

Cam, dâu tây và bông cải xanh giúp bổ sung Vitamin C

Vitamin C giúp tăng nồng độ kháng thể trong máu và giúp các tế bào bạch cầu lympho biệt hóa, giúp cơ thể xác định hàng rào bảo vệ nào cần được kích hoạt.

Một số nghiên cứucho thấy rằng bổ sung lượng vitamin C tối thiểu 200 miligam/ngày có thể làm giảm thời gian của các triệu chứng cảm lạnh.

Trứng, phô mai, đậu phụ và nấm chứa Vitamin D

Vitamin D có mặt trong quá trình điều hòa sản xuất một loại protein có khả năng tiêu diệt có chọn lọc các tác nhân truyền nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn và virus. Vitamin D cũng có khả năng làm thay đổi hoạt động và số lượng tế bào T độc, giúp giảm sự lây lan của vi khuẩn và virus.

Tình trạng thiếu vitamin D liên quan đến mùa đông - do thiếu ánh nắng mặt trời - có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng do virus gây nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Đậu, các loại hạt, ngũ cốc và hải sản giàu kẽm

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung kẽm có thể giúp rút ngắn thời gian của các triệu chứng cảm lạnh thông thường.Tuy nhiên cần có các thử nghiệm với quy mô lớn hơn trước khi có thể khẳng định điều này.

Nguồn kẽm dồi dào có trong các loại đậu quả, đậu gà, đậu lăng, đậu phụ, ngũ cốc, các loại hạt, mầm lúa mì, hàu (bao gồm cả đóng hộp), cua, tôm hùm, thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm đen và sữa chua.

Sữa, trứng, các loại hạt cung cấp protein

Protein là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình hình thành các tế bào miễn dịch và kháng thể và đóng vai trò quan trọng giúp hệ miễn dịch hoạt động bình thường.

Nguồn protein đến từ cả động vật và thực vật, bao gồm cá, thịt gia cầm, thịt bò, sữa, sữa chua, trứng và phô mai, cũng như các loại hạt, đậu quả và đậu lăng.

Các món đồ ăn nhẹ giàu protein gồm như đậu gà rang, có thể thay thế cho các loại đồ ăn vặt ít protein, chẳng hạn như bánh quy.

Thu Thủy (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thói quen tốt giúp tăng cường hệ miễn dịch