Hãng dược BioNTech (Đức) đã yêu cầu Đài Loan xóa từ "quốc gia" khỏi thông cáo báo chí về kế hoạch mua bán vắc xin COVID-19 cho hòn đảo này. Người đứng đầu cơ quan y tế Đài Loan tiết lộ thông tin này khi chỉ ra sự sụp đổ của thỏa thuận và đổ lỗi cho Trung Quốc.
Thỏa thuận mua vắc xin BioNTech sụp đổ dù xóa từ ‘quốc gia’ khỏi hợp đồng, Đài Loan tố Trung Quốc can thiệp
Nhân Hoàng|27/05/2021, 23:06
Hãng dược BioNTech (Đức) đã yêu cầu Đài Loan xóa từ "quốc gia" khỏi thông cáo báo chí về kế hoạch mua bán vắc xin COVID-19 cho hòn đảo này. Người đứng đầu cơ quan y tế Đài Loan tiết lộ thông tin này khi chỉ ra sự sụp đổ của thỏa thuận và đổ lỗi cho Trung Quốc.
Đài Loan và Trung Quốc đang có cuộc khẩu chiến leo thang sau khi Bắc Kinh chào bán riêng lẻ vắc xin BioNTech cho hòn đảo thông qua hãng dược Shanghai Fosun Pharmaceutical. Đây là công ty có hợp đồng bán vắc xin BioNTech tại Trung Quốc.
Tuy nhiên, Đài Loan ưu tiên giao dịch trực tiếp với BioNTech.
Trần Thời Trung, người đứng đầu cơ quan y tế Đài Loan, cho biết trong cuộc họp báo hàng ngày rằng chính quyền bà Thái Anh Văn đã ký và gửi lại hợp đồng cuối cùng đã thỏa thuận với BioNTech sau nhiều tháng đàm phán. Hai bên đang chuẩn bị đưa ra một thông cáo báo chí vào ngày 8.1.2021. “Thế nhưng 4 giờ sau, BioNTech đột nhiên gửi một lá thư, nói rằng họ thực sự khuyên chúng tôi nên thay đổi từ 'đất nước của chúng tôi' trong phiên bản tiếng Trung thông cáo báo chí", ông Trần Thời Trung nói.
Chính quyền đã đồng ý chỉnh sửa từ thành "Đài Loan" vào cùng ngày, ông nói thêm.
Một tuần sau, Trần Thời Trung cho biết Đài Loan được BioNTech thông báo rằng thương vụ sẽ bị trì hoãn do "đánh giá lại nguồn cung vắc xin toàn cầu và các mốc thời gian đã được điều chỉnh".
“Đối với tôi, rõ ràng là hợp đồng đã được hoàn tất”, Trần Thời Trung nói thêm.
"Không có vấn đề trong hợp đồng. Vấn đề là một cái gì đó bên ngoài hợp đồng", ông nói mà không giải thích.
BioNTech từ chối bình luận về câu chuyện trên.
Trung Quốc coi Đài Loan là lãnh thổ của riêng mình và phản đối bất kỳ tham chiếu nào ám chỉ Đài Loan là một quốc gia riêng biệt.
Bình luận của ông Trần Thời Trung được đưa ra một ngày sau khi nhà lãnh đạo Đài Loan - Thái Anh Văn trực tiếp cáo buộc Trung Quốc ngăn chặn thỏa thuận với BioNTech.
Hợp tác cùng hãng dược Pfizer (Mỹ) để phát triển và bán vắc xin, BioNTech từ chối đưa ra ý kiến về nhận xét của bà Thái Anh Văn.
Hệ thống y tế Đài Loan đang ngày càng căng thẳng do tình trạng ca mắc COVID-19 tăng đột biến, với chỉ khoảng 1% dân số hơn 23 triệu người được tiêm chủng.
Tin vui cho Đài Loan là chính quyền thông báo 150.000 liều đầu tiên vắc xin trong tổng số hơn 5 triệu liều đặt hàng từ Moderna (Mỹ) sẽ đến hòn đảo này vào 28.5.
Trung Quốc đã nhiều lần nói rằng cung cấp vắc xin thông qua Shanghai Fosun Pharmaceutical, đại lý bán hàng của BioNTech ở Trung Quốc, là hàng chính hãng và Đài Loan không nên đưa ra những rào cản chính trị cũng như không nên thử qua mặt Shanghai Fosun Pharmaceutical.
Đài Loan không tin rằng Trung Quốc chân thành trong việc cung cấp vắc xin cho họ và nói rằng nước này đang phát động "cuộc chiến chính trị" chống lại hòn đảo.
Ngày 27.5, Đài Loan công bố thêm 667 ca mắc COVID-19 mới, bao gồm cả 266 trường hợp được bổ sung từ những ngày trước đó.
Đến nay Đài Loan ghi nhận tổng cộng 6.761 ca mắc COVID-19 kể từ khi đại dịch bắt đầu, với 59 trường hợp tử vong.
Hôm 10.5, Đài Loan cho biết sẽ chiến đấu đến cùng để có được lời mời tham dự cuộc họp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong tháng 5.2021. Thế nhưng, Trung Quốc tuyên bố không có chỗ cho sự thỏa hiệp với hòn đảo mà họ tuyên bố chủ quyền.
Ngày 5.5, các nhà ngoại giao của G7 (7 quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Canada) đã kêu gọi cho Đài Loan tham dự cơ quan ra quyết định của WHO là Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA), nhóm họp từ ngày 24.5.
Trước đây, Trung Quốc luôn phản đối việc Đài Loan dự cuộc họp của WHO.
Ngoại trưởng Mỹ - Antony Blinken đã nhắc lại điều đó hôm 9.5 và Đài Loan nói rằng việc này là khẩn cấp trong đại dịch COVID-19.
Người phát ngôn Cơ quan ngoại giao Đài Loan - Âu Giang An cho biết họ vẫn chưa nhận được lời mời. "Nhưng cơ quan ngoại giao sẽ tiếp tục làm việc cùng với Bộ Y tế và Phúc lợi để chiến đấu đến phút cuối cùng và làm mọi thứ có thể vì quyền tham gia cuộc họp của chúng tôi", bà Âu Giang An nói.
Đài Loan bị loại khỏi hầu hết các tổ chức toàn cầu giống WHO do sự phản đối của Trung Quốc, vốn coi hòn đảo này là một trong những tỉnh của mình không phải là quốc gia.
WHO cho biết việc mời Đài Loan tham gia cuộc họp WHA là tùy thuộc vào các quốc gia thành viên.
Theo các nhà ngoại giao, một lời mời như vậy sẽ cần cuộc bỏ phiếu và Trung Quốc có thể dễ dàng nhờ các quốc gia thân quên để chặn lời mời đó.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Hoa Xuân Qánh đã lên án Mỹ vì "thao túng chính trị" với vấn đề này và nói rằng Đài Loan phải chấp nhận rằng họ là một phần của Trung Quốc nếu muốn tiếp cận các cơ quan toàn cầu, điều mà hòn đảo sẽ từ chối.
"Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng vấn đề Đài Loan liên quan đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Trung Quốc không có chỗ cho sự thỏa hiệp", bà Hoa Xuân Qánh nói với các phóng viên.
Nhà lãnh đạo Đài Loan - bà Thái Anh Văn tuyên bố hòn đảo này là quốc gia độc lập với tên gọi Trung Hoa Dân Quốc và Trung Quốc chưa bao giờ cai trị Đài Loan nên không có quyền gì.
WHO cho biết đã hợp tác với Đài Loan trong thời gian xảy ra đại dịch và hòn đảo này đã nhận được sự giúp đỡ cần thiết.
Chính quyền Đài Loan hôm 28.4 đã cáo buộc Trung Quốc tiến hành chiến tranh kinh tế chống lại lĩnh vực công nghệ của hòn đảo bằng cách đánh cắp công nghệ và lôi kéo các kỹ sư. Đài Loan đang xem xét tăng cường luật để ngăn chặn điều này.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu Hà Nội quan tâm vấn đề cải tạo chung cư cũ; đầu tư, quy hoạch xây dựng trường học đáp ứng nhu cầu của con em trên địa bàn...
Doanh số smartphone thương hiệu nước ngoài, gồm cả iPhone, ở Trung Quốc giảm 44,25% vào tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu trực thuộc chính phủ công bố hôm 27.11.
Cùng với xu thế cá nhân hóa dịch vụ khách hàng, ngành điện đã và tiếp tục hoàn thiện những công cụ mang lại tiện ích tốt nhất để khách hàng trải nghiệm.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã cảnh báo Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump rằng, việc ông đe dọa áp thuế bổ sung đối với hàng hóa Trung Quốc có thể đẩy hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vào một cuộc chiến thương mại.
TS Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, cho biết thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nan giải, đặc biệt là hàng loạt dự án "đắp chiếu" kéo dài, gây lãng phí.
Theo Bộ trưởng Bộ KH-CN, từ những bước đầu tiên, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đã vươn lên trở thành điểm sáng không chỉ trong khu vực mà trên toàn thế giới.
Ngày 27.11, Hội thảo “Giải pháp thực tiễn cho nuôi trồng thủy sản bền vững ở Đồng bằng sông Cửu Long” do Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (NN-PTNT) và Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp Hà Lan - Việt Nam đã phối hợp tổ chức tại TP.Cần Thơ.
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Một số đại biểu quốc hội đề nghị tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, để phù hợp với thực tiễn cuộc sống hiện nay.