Bà Âu Giang An hôm 10.5 cho biết Đài Loan sẽ chiến đấu đến cùng để có được lời mời tham dự cuộc họp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong tháng 5.2021. Thế nhưng, Trung Quốc tuyên bố không có chỗ cho sự thỏa hiệp với hòn đảo mà họ tuyên bố chủ quyền.

Đài Loan chiến đấu đến cùng để được dự cuộc họp của WHO, Trung Quốc sẽ nhờ đồng minh phản đối

Nhân Hoàng | 10/05/2021, 20:25

Bà Âu Giang An hôm 10.5 cho biết Đài Loan sẽ chiến đấu đến cùng để có được lời mời tham dự cuộc họp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong tháng 5.2021. Thế nhưng, Trung Quốc tuyên bố không có chỗ cho sự thỏa hiệp với hòn đảo mà họ tuyên bố chủ quyền.

Hôm 5.5, các nhà ngoại giao của G7 (7 quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới gồm Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Canada) đã kêu gọi cho Đài Loan tham dự cơ quan ra quyết định của WHO là Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA), nhóm họp từ ngày 24.5.

Trước đây, Trung Quốc luôn phản đối việc Đài Loan dự cuộc họp của WHO.

Ngoại trưởng Mỹ - Antony Blinken đã nhắc lại điều đó hôm 9.5 và Đài Loan nói rằng việc này là khẩn cấp trong đại dịch COVID-19.

Người phát ngôn Cơ quan ngoại giao Đài Loan - Âu Giang An cho biết họ vẫn chưa nhận được lời mời. "Nhưng cơ quan ngoại giao sẽ tiếp tục làm việc cùng với Bộ Y tế và Phúc lợi để chiến đấu đến phút cuối cùng và làm mọi thứ có thể vì quyền tham gia cuộc họp của chúng tôi", bà Âu Giang An nói.

Đài Loan bị loại khỏi hầu hết các tổ chức toàn cầu giống WHO do sự phản đối của Trung Quốc, vốn coi hòn đảo này là một trong những tỉnh của mình không phải là quốc gia.

Đài Loan được quốc tế ca ngợi vì đã nhanh chóng kiểm soát COVID-19.

Đài Loan hiện mới ghi nhận tổng cộng 1.199 ca mắc COVID-19 với 12 người chết và 1.089 trường hợp khỏi bệnh.

WHO cho biết việc mời Đài Loan tham gia cuộc họp WHA là tùy thuộc vào các quốc gia thành viên.

Theo các nhà ngoại giao, một lời mời như vậy sẽ cần cuộc bỏ phiếu và Trung Quốc có thể dễ dàng nhờ các quốc gia thân quên để chặn lời mời đó.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Hoa Xuân Qánh đã lên án Mỹ vì "thao túng chính trị" với vấn đề này và nói rằng Đài Loan phải chấp nhận rằng họ là một phần của Trung Quốc nếu muốn tiếp cận các cơ quan toàn cầu, điều mà hòn đảo sẽ từ chối.

"Tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa rằng vấn đề Đài Loan liên quan đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Trung Quốc không có chỗ cho sự thỏa hiệp", bà Hoa Xuân Qánh nói với các phóng viên.

WHO đã không trả lời ngay lập tức khi được đề nghị bình luận về việc này.

Nhà lãnh đạo Đài Loan - bà Thái Anh Văn tuyên bố hòn đảo này là quốc gia độc lập với tên gọi Trung Hoa Dân Quốc và Trung Quốc chưa bao giờ cai trị Đài Loan nên không có quyền gì.

WHO cho biết đã hợp tác với Đài Loan trong thời gian xảy ra đại dịch và hòn đảo này đã nhận được sự giúp đỡ cần thiết.

dai-loan-chien-dau-den-cung-de-duoc-du-cuoc-hop-cua-who.jpg
Trung Quốc luôn phản đối việc Đài Loan dự cuộc họp của WHO và sẽ nhờ đồng minh phản đối điều này

Cũng hôm 5.5, các nhà ngoại giao của G7 đã kêu gọi hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan, đồng thời thúc giục Trung Quốc đáp ứng "nghĩa vụ quốc tế" về nhân quyền và tự do.

"Chúng tôi khuyến khích Trung Quốc, với tư cách là một cường quốc và nền kinh tế có năng lực công nghệ tiên tiến, tham gia một cách xây dựng vào hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ", các bộ trưởng G7 cho biết trong một thông cáo kết thúc cuộc họp kéo dài 3 ngày của họ.

Về căng thẳng gia tăng ở eo biển Đài Loan, các bộ trưởng G7 đã sử dụng những cụm từ giống như Tổng thống Mỹ - Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản - Yoshihide Suga nói trong tuyên bố sau hội nghị thượng đỉnh gần đây của họ.

"Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan và khuyến khích giải quyết hòa bình các vấn đề xuyên eo biển”, các bộ trưởng nói. Họ bày tỏ phản đối mạnh mẽ hành động đơn phương có thể gây mất ổn định khu vực, lưu ý mối quan ngại liên quan đến "các báo cáo về quân sự hóa, cưỡng bức và đe dọa trong khu vực".

Trung Quốc là chủ đề thảo luận chính xuyên suốt các cuộc hội đàm và gặp gỡ bên lề, đánh dấu cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của các bộ trưởng G7 kể từ năm 2019 và đặt trọng tâm vào các giá trị chung. Thông cáo về Đài Loan có khả năng gây ra phản ứng từ Trung Quốc, vốn coi tình trạng của hòn đảo là "lợi ích cốt lõi" không thể thương lượng.

Thông cáo chung của các bộ trưởng G7 cũng lên án cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar, bày tỏ quan ngại về tình hình ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, đồng thời ủng hộ lập trường của ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Khi kêu gọi cho Đài Loan tham gia các cuộc họp của WHO và Đại hội đồng Y tế Thế giới, các bộ trưởng nói: "Cộng đồng quốc tế sẽ có thể hưởng lợi từ kinh nghiệm của tất cả các đối tác, bao gồm cả sự đóng góp thành công của Đài Loan trong việc xử lý đại dịch COVID-19".

Gây sức ép buộc Trung Quốc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản ở Tân Cương và Tây Tạng, họ bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ với "quyền tiếp cận độc lập và không bị ràng buộc" để Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc điều tra tình hình ở Tân Cương.

Các bộ trưởng cho biết "vẫn quan tâm sâu sắc đến quyết định của Trung Quốc về cơ bản là làm xói mòn các yếu tố dân chủ của hệ thống bầu cử ở Hồng Kông". Các bộ trưởng kêu gọi chính quyền Trung Quốc và Hồng Kông ngừng nhắm mục tiêu vào các quyền, tự do và giá trị dân chủ đang được bảo vệ, đặc biệt lưu ý rằng các vụ án tư pháp không được chuyển cho đại lục.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đài Loan chiến đấu đến cùng để được dự cuộc họp của WHO, Trung Quốc sẽ nhờ đồng minh phản đối