Cách đây gần 5 năm, “thiếu gia” Tô Công Lý cũng từng gây nhiều chú ý khi ký quyết định sa thải nữ công nhân nhặt được vàng trong rác, nhưng bị thua kiện.

‘Thiếu gia’ Công Lý từng sa thải nữ công nhân nhặt vàng trong rác

Việt Tâm | 19/08/2019, 11:12

Cách đây gần 5 năm, “thiếu gia” Tô Công Lý cũng từng gây nhiều chú ý khi ký quyết định sa thải nữ công nhân nhặt được vàng trong rác, nhưng bị thua kiện.

Cà Mau: Bắt Phó tổng giám đốc Công ty từng tặng hai 'siêu xe' cho tỉnh

Như báo điện tử Một Thế Giới đã thông tin, Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) vừa có quyết định khám xét nơi làm việc và bắt tạm giam đối với ông Tô Công Lý (35 tuổi), Phó tổng giám đốc Công ty TNHH XD-TM-DV Công Lý. Lý do ông Lý bị bắt là để phục vụ cho công tác điều tra, làm rõ về hành vi “Lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”, liên quan đến dự án Nhà máy Xử lý rác thải Cà Mau.

Theo tìm hiểu của PV, “thiếu gia” Tô Công Lý, Phó tổng giám đốc Công ty Công Lý vừa bị bắt là con trai trưởng của ông Tô Hoài Dân, Tổng giám đốc Công ty Công Lý.

Trước đó, vào ngày 4.8.2014, trong lúc làm việc, chị Phạm Tuyết Mai (39 tuổi, công nhân phân loại rác của Nhà máy Xử lý rác TP.Cà Mau - trực thuộc Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du lịch Công Lý, nhặt 1 bóp da bên trong có chứa nhiều vàng. Ngay sau đó, giám đốc nhà máy yêu cầu chị giao nộp toàn bộ số vàng trên nên chị không đồng ý. Từ đó, chị Mai với giám đốc nhà máy thống nhất giao nộp cho công an xử lý.

Đến ngày 5.9.2014, công ty có giao quyết định 211/QĐ-CL ngày 1.9.2014 do ông Tô Công Lý ký về việc chấm dứt hợp đồng đối với chị Mai. Nội dung quyết định chỉ ghi chấm dứt hợp đồng lao động đối với chị Mai kể từ ngày 13.8.2014 theo đề nghị của Giám đốc điều hành Nhà máy Xử lý rác thải TP.Cà Mau, nhưng không nêu rõ cụ thể nữ công nhân vi phạm lỗi gì?

Cho rằng mình bị chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, chị Mai khởi kiện đến TAND TP.Cà Mau xem xét giải quyết tuyên bố quyết định 211 là trái pháp luật; buộc Công ty Công Lý phải nhận chị lại làm việc và trả tiền lương những ngày không làm việc; truy đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp từ tháng 9.2014 đến khi nhận chị trở lại làm việc, bồi thường 2 tháng tiền lương.

Trong khi đó, đại diện Công ty Công Lý lý giải việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với chị Mai là do trong quá trình làm việc tại nhà máy, chị Mai có nhặt được một số kim loại vàng nhưng không giao nộp cho nhà máy theo yêu cầu của ban Giám đốc nhà máy; không chấp hành ý kiến của ban giám đốc nhà máy; viphạm nội quy quy định của nhà máy về kiểm soát ra vào cổng và chống trộm cắp.

Theo bản án số 07/2016/LĐST ngày 28.6.2016, HĐXX TAND TP.Cà Mau nhận định: “Công ty Công Lý chỉ căn cứ vào biên bản được nhà máy lập ngày 4.8.2014, ngày 13.8.2014 và căn cứ vào quy định của công ty về kiểm soát ra vào cổng và chống trộm cắp. Trong khi quy định này chưa được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh để kết luận chị Mai có lỗi, chấm dứt hợp đồng lao động đối với chị Mai là chưa đủ căn cứ, vi phạm khoản 1, điều 120 Bộ luật Lao động”.

Do đó, HĐXX tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị Phạm Tuyết Mai. Tuyên bố quyết định số 211 của Công ty Công Lý là trái pháp luật, đồng thời hủy quyết định này. Buộc Công ty Công Lý phải trả tiền lương và bồi thường 2 tháng tiền lương cho chị Mai tổng cộng là 83,3 triệu đồng. Buộc Công ty Công Lý truy nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho chị Mai từ tháng 9.2014 đến ngày tuyên án sơ thẩm (ngày 28.6.2016 - PV).

Theo tìm hiểu của PV, Công ty Công Lý là doanh nghiệp có danh tiếng ở tỉnh Cà Mau. Công ty này được thành lập từ ngày 10.11.2000, theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 200354845 ngày 10.11.2000 do Sở KHĐT tỉnh Cà Mau cấp (đăng ký thay đổi lần thứ 18 ngày 23.9.2013). Công ty có vốn điều lệ 700 tỉ đồng do ông Tô Hoài Dân làm Chủ tịch Hội đồng Thành viên, kiêm Tổng Giám đốc.

Ngành nghề kinh doanh của công ty là xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng và chuyên dụng khác;đầu tư khu du lịch sinh thái;đầu tư kinh doanh điện gió;xử lý rác thải;chế biến và kinh doanh phân vi sinh, các sản phẩm nhựa tái chế;san lấp mặt bằng;…

Đáng chú ý, đơn vị này còn là chủ đầu tư Nhà máy Xử lý rác TP.Cà Mau - nơi từng đưa ra con số khủng khiếp về việc phát hiện hơn 300 xác thai nhi lẫn vào rác đưa vào nhà máy. Tuy nhiên, theo xác minh của cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau thì thông tin Nhà máy Xử lý rác thải TP.Cà Mau phát hiện 300 xác thai nhi là “không có cơ sở”.

Vì vậy, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu công ty Công Lý nghiêm túc rút kinh nghiệm và chấn chỉnh, không để xảy ra trường hợp cung cấp thông tin không chính xác trong thời gian tới.

Nguyệt Danh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
9 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Thiếu gia’ Công Lý từng sa thải nữ công nhân nhặt vàng trong rác