Chỉ riêng quý 1/2015, tổng giá trị bán lẻ tại TP.HCM đạt khoảng 125.000 tỉ đồng, tăng 11,7 % so với cùng kỳ năm 2014. Không những vậy, thị trường bán lẻ TP.HCM tăng trưởng cao hơn 10% mức trung bình của cả nước.

Thị trường bán lẻ TP.HCM quý 1/2015 tăng nhiệt

Một Thế Giới | 08/04/2015, 20:54

Chỉ riêng quý 1/2015, tổng giá trị bán lẻ tại TP.HCM đạt khoảng 125.000 tỉ đồng, tăng 11,7 % so với cùng kỳ năm 2014. Không những vậy, thị trường bán lẻ TP.HCM tăng trưởng cao hơn 10% mức trung bình của cả nước.

Báo cáo tổng quan thị trường bán lẻ TP.HCM quý 1 của công ty Savills Việt Nam công bố hôm nay (8.4) cho thấy đây là “mảnh đất màu mỡ” mà các nhà bán lẻ lớn đều muốn nhắm đến.
Cụ thể, trong quý I/2015, tổng giá trị bán lẻ của TP. HCM đạt khoảng 125.000 tỉ đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2014. Nếu loại trừ yếu tố lạm phát, tăng trưởng bán lẻ tăng 14,4% theo năm, cao hơn cùng kì năm 2014 ở mức 6,8% và cao hơn mức trung bình của cả nước ở mức 10,6%.
Về nguồn cung, quý 1/2015, TP.HCM có hai trung tâm thương mại mới tham gia thị trường nên tổng nguồn cung tăng 3% theo quý, đạt 896.000 m2. Công suất trung bình đạt 92%.
Bên cạnh đó, giá thuê trung bình ổn định ở mức 1,3 triệu VND/m2/tháng.
Theo đánh giá của Savills, thị trường bán lẻ của TP.HCM sẽ mở rộng ở khu vực nội thành và ngoại ô với tốc độ lớn hơn khu trung tâm do có dân số phát triển nhanh khiến nhu cầu hàng hóa tăng cao.
Từ năm 2015 trở đi, khu vực nội thành chiếm 57% tổng nguồn cung tương lai, theo sau là ngoại ô với 27% và khu trung tâm là 16%.
Nguồn cung mặt bằng bán lẻ sẽ tăng tới 32% so với năm 2014. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động của thị trường
Trước đó, CBRE cũng đã công bố tổng quan về thị trường bán lẻ Việt Nam trong quý I. Theo đó, trong quý này, tình hình kinh doanh của thị trường mặt bằng bán lẻ bắt đầu được cải thiện tích cực sau một khoảng thời gian dài khá khó khăn
Các nhà bán lẻ cả nội và ngoại đều có những hoạt động tích cực. Thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp tục sôi động với hàng loạt động thái của các nhà phân phối. Đó là việc Tập đoàn Aeon (Nhật Bản) hợp tác cùng Fivimart, Citimart để đưa Việt Nam trở thành thị trường bán lẻ quan trọng thứ 2 của Aeon tại Đông Nam Á.
Ngoài ra, hai “đại gia” bán lẻ đến từ Thái Lan là JBC và Central Group cùng thâm nhập thị trường Việt Nam. BJC lựa chọn FamilyMart với nhận diện thương hiệu mới là B’smart. Trong khi đó, Central Group thì kết hợp với hệ thống mua sắm Nguyễn Kim với mục tiêu trở thành nhà bán lẻ hàng điện - máy - đồ công nghệ hàng đầu ở Việt Nam.
Về phía doanh nghiệp trong nước, Vingroup sau khi mua lại hệ thống siêu thị Oceanmart và đổi tên thành Vinmart đã mở thêm hệ thống bán lẻ hàng công nghệ - điện máy VinPro với 4 trung tâm trên cả nước.
Phan Diệu
Bài liên quan
Cuối năm, dòng tiền đổ về thị trường bất động sản vùng Đông Bắc Hà Nội
Sự xuất hiện của khu đô thị mới được quy hoạch bài bản, hội tụ nhiều chủ đầu tư uy tín tại khu vực Đông Bắc Hà Nội nhanh chóng tạo ra hấp lực mới, xoay hướng dòng tiền đổ vào thị trường địa ốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thị trường bán lẻ TP.HCM quý 1/2015 tăng nhiệt