TP.HCM vừa kiến nghị Chính phủ cho phép xây dựng đường nối cao tốc TP.HCM - Trung Lương dài 2,7 km theo hình thức BOT với tổng kinh phí 2.371 tỉ đồng. Đồng thời, để sớm khởi công dự án vào ngày 2.9, TPHCM kiến nghị Chính phủ cho phép chỉ định nhà đầu tư.

Kiến nghị chỉ định đầu tư đường nối cao tốc TP.HCM - Trung Lương

Một Thế Giới | 07/04/2015, 12:55

TP.HCM vừa kiến nghị Chính phủ cho phép xây dựng đường nối cao tốc TP.HCM - Trung Lương dài 2,7 km theo hình thức BOT với tổng kinh phí 2.371 tỉ đồng. Đồng thời, để sớm khởi công dự án vào ngày 2.9, TPHCM kiến nghị Chính phủ cho phép chỉ định nhà đầu tư.

Theo UBND TP, việc đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối cao tốc TP.HCM - Trung Lương này rất cần thiết. Đoạn tuyến này được xây dựng sẽ làm giảm ùn tắc giao thông trên Quốc lộ 1. Bên cạnh đó còn góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông phía Tây Nam thành phố, kết nối giao thông giữa TP.HCM với vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tuyến đường này nếu sớm đưa vào khai thác sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy hiệu quả đầu tư, đáp ứng được nhu cầu giao thông ngày càng gia tăng.
Hiện nay chỉ có duy nhất Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Yên Khánh quan tâm và đã trình đề xuất dự án. Công ty này đã có văn bản cam kết đảm bảo năng lực tài chính để thực hiện dự án theo đúng tiến độ, đạt chất lượng và chứng minh tính khả thi trong việc hoàn vốn đầu tư trong khoảng thời gian 20 năm 2 tháng.
Công ty Yên Khánh cũng đã có văn bản đề nghị UBND TP.HCM cho phép được đầu tư BOT 2,7 km tuyến đường nối đại lộ Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Lý do mà công ty đưa ra nhằm giải quyết kẹt xe, ngập úng trên Quốc lộ 1 đoạn qua TP.HCM, Long An.
Nếu Công ty Yên Khánh được chỉ định đầu tư BOT 2,7 km tuyến đường kết nối nêu trên thì chi phí xây dựng sẽ giảm do không phải xây thêm trạm thu phí mới, giảm thời gian do phải dừng nhiều lần ở trạm thu phí, mà sử dụng luôn trạm thu phí của cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương cũng đang được Công ty Yên Khánh mua quyền thu phí 5 năm và đã hoạt động hơn một năm qua.
Dự kiến thời gian thu phí hoàn vốn 2,7 km này khoảng 14 năm 8 tháng với tổng mức đầu tư 1.300 tỉ đồng theo hình thức BOT, mặt đường rộng 20 m và nền đường rộng 26 m.
Ngoài ra, trong buổi làm việc với UBND TP.HCM mới đây, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã thống nhất triển khai dự án theo hướng phân kỳ đầu tư trước 4 - 6 làn xe theo hình thức BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao.)
Dự án đường nối Đại lộ Đông Tây với cao tốc TP HCM - Trung Lương đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt dài 2,7 km, rộng 60 m gồm 10 làn xe. Với tổng mức đầu tư 2.371 tỷ đồng, dự án có chi phí xây dựng 1.346 tỷ đồng; quản lý dự án, tư vấn và chi phí khác gần 135 tỷ đồng; chi phí dự phòng hơn 407 tỷ đồng; đền bù giải tỏa hơn 482 tỷ đồng.
Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kiến nghị chỉ định đầu tư đường nối cao tốc TP.HCM - Trung Lương