Ngay trong thời điểm các ca sĩ đều rất sợ làm liveshow vì quá khó bán vé, làm sẽ bị lỗ nhưng Đàm Vĩnh Hưng vẫn táo bạo thực hiện với hai đêm diễn tại Sài Gòn và Hà Nội với kinh phí gần 10 tỉ đồng.
Tối qua, 5.8, Đàm Vĩnh Hưng đã mang đến cho khán giả 40 bài bolero với gần 3 giờ diễn ra trên một sân khấu hoành tráng nhưng đầy hoài niệm. Hoài niệm về một Sài Gòn hoa lệ nhưng cũng rất tình người. Một Sài Gòn với đủ các món ăn - chơi - giải trí. Đó là những toà nhà, những con đường đầy lá me bay nhưng cũng có những góc phố con hẻm chở đầy phận người. Đó là những nhà hàng sang trọng nhưng cũng đâu đó những quán mì khuya, những quá nhậu hè phố. Sài Gòn còn là nơi của những bản bolero vang lên khắp nơi, nó có thể từ những rạp hát với những cô đào, ông hoàng nhạc sến nổi tiếng nhưng nó vẫn có đâu đó bằng cái nhịp, phách mà người hát đang nghêu ngao tự gõ cho mình.
Gần 3 giờ đạo diễn Trần Vi Mỹ đã mang đến cho người xem một câu chuyện mạch lạc dù không một lời dẫn truyện, sân khấu liên tục chuyển cảnh và người xem chỉ biết đắm mình trong những bản bolero quen thuộc trên một sân khấu đầy hoài niệm với những “Phố cổ”, “Thương xá Tax”, “Rạp hát”, “Sân ga” và “Đèn sân khấu”.
Vốn là một ca sĩ chiêu trò, thậm chí tự nhận mình quỷ quyệt, trong liveshow, Đàm Vĩnh Hưng biến tấu nhạc bolero theo nhiều thể loại khác nhau làm khán giả bất ngờ. Anh mở màn bằng những bản bolero nhưng được phối nhanh như một giới thiệu một thành phố năng động và sôi nổi.Việc mang hơi thở hiện đại vào dòng nhạc Bolero còn thể hiện qua tiết mục “Qua cơn mê”. Ngoài ra, tiết mục “Dấu chân kỉ niệm” là sự cộng hưởng giữa nhạc hiếu và phần trình diễn của Mr Đàm đã khiến nhiều khán giả không khỏi bất ngờ.
Bên cạnh đó, sự xuất hiện của cố nghệ sĩ Thanh Nga trong tiết mục song ca của Mr. Đàm làm nhiều khán giả không khỏi xúc động. Ngay khi bức màn nhung mở ra hé lộ không gian huyền ảo với 2.000 bóng đèn dây tóc, một nữ nghệ sĩ trong chiếc áo dài xuất hiện. Khi cô quay lại và hát, giai điệu và giọng ca lừng lẫy của Thanh Nga - nữ nghệ sĩ cải lương vang bóng một thời bất ngờ vang lên. Toàn bộ khán phòng hơn 2.000 người dường như chìm vào không gian thinh lặng để lắng nghe giọng hát của “nữ hoàng sân khấu”. Đàm Vĩnh Hưng cùng song ca với cô bản “Mưa rừng".
Chiều mưa biên giới,Tình bơ vơ, Thương hậnlà các ca khúc “đinh" Đàm Vĩnh Hưng đã cất công xin cấp phép để gởi tặng khán giả trong liveshow. Anh cho biết, phải rất lâu rồi ba bản nhạc bất hủ này mới một lần nữa được vang lên chính thức trên một sân khấu nhạc Việt. Đối với Tình bơ vơ, anh đã mất 8 năm để xin giấy phép biểu diễn ca khúc này. Đối với Thương hận, danh ca Chế Linh đã chính tay chỉnh sửa lời bài hát theo ước muốn của Đàm Vĩnh Hưng.
Tiết mục song ca Phận tơ tằmgiữa đôi nghệ sĩ Đàm Vĩnh Hưng là một trong phần trình diễn gây xúc động. Hình ảnh của những nghệ sĩ vang bóng với sân khấu nghệ thuật Việt lần lượt hiện lên trên nền vải trắng giữa phần biểu diễn của Hương Lan và Đàm Vĩnh Hưng. Đây là ý tưởng của Đàm Vĩnh Hưng nhằm tri ân “những cây gạo cội” có công tạo nên hưng thịnh cho nền nghệ thuật nước nhà.
Không chỉ gồm các màn trình diễn đơn, liveshow “Sài Gòn Bolero & Hưng" còn mang đến những màn kết hợp giữa các nghệ sĩ thuộc nhiều thế hệ. Trong đó, Liên khúc “Nếu không có anh" và “Biển tình" được chọn lựa trở thành tiết mục kết nối giữa 3 nữ ca sĩ: Hương Lan, Lệ Quyên và Thu Hằng Bolero. Mặc dù là người trẻ tuổi nhất, quán quân “Solo Cùng Bolero 2015” Thu Hằng vẫn chứng tỏ được bản lĩnh sân khấu với giọng ca da diết, bồi hồi bên cạnh hai đàn chị. Ngoài ra, tiết mục hòa giọng của Đàm Vĩnh Hưng, Dương Triệu Vũ và Hoài Lâm trong “Ngẫu hứng Bolero” - ca khúc tập hợp nội dung tựa đề của 63 tên các ca khúc trữ tình nổi tiếng, cũng là điểm nhấn ấn tượng trong liveshow lần này.
Và dù nhìn tổng thể một liveshow được Đàm Vĩnh Hưng bỏ ra 10 tỉ để làm giữa thị trường ca nhạc đang "đau đầu" vì biết làm sẽ lỗnhưng Đàm Vĩnh Hưng đã làm được, anh khiến người xem cảm thấy bỏ số tiền 2 triệu, 3 triệu thậm chí là 5 triệu để mua một chiếc vé vào xem là xứng đángĐàm Vĩnh Hưng cùng ekip đã đưa người xem trở về với không gian hào nhoáng, náo nhiệt của Sài Gòn vào những năm 1960. Qua đó, những khung cảnh của ngày xưa, những ký ức tưởng chừng như đã lãng quên nay được tái hiện lại một cách tinh tế nhiều góc cạnh giàu cảm xúc. Đây là một thử thách tuy khó nhưng đầy thú vị Đàm Vĩnh Hưng và Tổng đạo diễn Trần Vi Mỹ đặt cho chính mình. Trong vòng gần sáu tháng, gần 300 nhân sự đã làm việc ngày đêm để tạo nên một đêm liveshow hoành tráng có thời lượng hơn 3 giờ đồng hồ...
1. Nếu trong 40 bài hát mà Đàm Vĩnh Hưng đã chọn được hát trong một liveshow hoành tráng là điều đáng xem, nhưng tiết mục để lại cảm xúc nhiều nhất và đúng chất bolero nhất lại là tiết mục có thể được xem ít chi phí nhất khi anh và Hoài Lâm mash-up gồm 4 ca khúc Bolero “Hồi tưởng”, “Chuyến tàu hoàng hôn”, “Người ngoài phố”, “Chuyện tình không dĩ vãng”. Trong một góc sân khấu, một cái bàn gỗ và ba nghệ sĩ đường phố với cây đàn ghi ta thùng, một cái gõ và một cái trống lắc tay đệm cho Hưng và Lâm hát vô cùng ngọt ngào và giúp cả hai phô diễn được hết cái chất vốn có của bolero. Nó là cảm xúc, là lời ca ngọt ngào trong dòng hơi dày và dài. Và Hoài Lâm, một ca sĩ trẻ nhưng giọng hát đã chín và ngọt hơn rất nhiều, nhất là anh đã biết chuốt giọng và kéo chữ, luyến láy câu hát cho thật ngọt.
2. Ngoài ra, Đàm Vĩnh Hưng còn trích 500 triệu đồng từ tièn bán vé để hỗtrợ bà con bị lũ ở Mù Cang Chải. Đàm Vĩnh Hưng cho biết, mấy ngày qua xem tin tức anh khá đau lòng vì thiên tai lũ lụt ở Sơn La - Yên Bái - đặc biệt là Mù Cang Chải, chính vì thế, anh thầm khấn nguyện nếu liveshow bán hết vé, anh sẽ trích tiền làm từ thiện. Giữ đúng lời hứa, trước khi liveshowSài Gòn Bolero & Hưngdiễn ra tại Nhà hát Hoà Bình, TP.HCM, 2.000 của đêm diễn đã bán hết. Vui mừng và cảm động, Đàm Vĩnh Hưng tâm sự, "May mắn là vé đã bán hết, Hưng không biết nói gì hơn là cảm ơn khán giả. Chính khán giả đã đồng hành và giúp Hưng làm được điều này, Hưng xin trích 500 triệu đồng gửi đến hỗ trợ đồng bào ở Mù Cang Chải", Đàm Vĩnh Hưng nói.