Tầng đẩy mang tải trọng của tên lửa Trường Chinh 6B được cho là đã vỡ thành hơn 50 mảnh vụn sau khi phóng thành công vệ tinh Vân Hải 3 (Yunhai 3).

Thân tên lửa Trung Quốc vỡ vụn trên quỹ đạo sau khi phóng vệ tinh

Long Hải | 15/11/2022, 08:36

Tầng đẩy mang tải trọng của tên lửa Trường Chinh 6B được cho là đã vỡ thành hơn 50 mảnh vụn sau khi phóng thành công vệ tinh Vân Hải 3 (Yunhai 3).

ten-lua1.jpg
Tầng đẩy mang tải trọng của tên lửa Trường Chinh 6B được cho là đã vỡ thành hơn 50 mảnh vụn

Trung Quốc đã đưa vệ tinh giám sát môi trường Vân Hải 3 lên quỹ đạo thành công trong lần phóng thứ hai của tên lửa Trường Chinh 6A mới. Tên lửa này đã cất cánh từ Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên ở phía bắc Trung Quốc lúc 6 giờ 52 phút ngày 12.11 (giờ Bắc Kinh).

Vụ phóng diễn ra chỉ vài giờ trước khi tàu Thiên Châu 5 chở 1,4 tấn nhiên liệu đẩy và 5 tấn vật tư lên trạm Thiên Cung, nhằm chuẩn bị cho nhiệm vụ có người lái cuối năm nay. Vệ tinh Vân Hải 3 đã đi vào quỹ đạo dự kiến thành công, theo Học viện Vũ trụ Thượng Hải (SAST).

Có rất ít thông tin về vệ tinh Vân Hải 3. SAST và truyền thông Trung Quốc cho biết vệ tinh được thiết kế để thực hiện các cuộc khảo sát môi trường khí quyển và biển, khảo sát môi trường không gian, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai cũng như các thí nghiệm khoa học.

Vân Hải 3 hiện quay quanh quỹ đạo ở độ cao khoảng 840 km so với Trái đất theo quỹ đạo đồng bộ với Mặt trời (SSO), nghĩa là nó đi qua các cực và các điểm cụ thể trên Trái đất vào cùng một thời điểm mỗi ngày.

Tuy nhiên, một phần của nhiệm vụ không diễn ra theo kế hoạch là hiệu suất của tầng trên tên lửa sau khi nó phóng Vân Hải 3 vào quỹ đạo. Tầng đẩy tên lửa đã qua sử dụng gặp sự cố và vỡ thành hơn 50 mảnh ở nhiều độ cao khác nhau, làm tăng thêm mối đe dọa về các mảnh vỡ không gian ở quỹ đạo thấp của Trái đất.

ten-lua2.jpg
Tên lửa Trường Chinh 6A trên bệ phóng tại Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên vào tháng 11, trước khi phóng vệ tinh Vân Hải 3 - Ảnh: OurSpace

Lực lượng Không gian Mỹ đã thông báo về sự cố của Trường Chinh 6A trên Twitter vào hôm 13.11. Họ tuyên bố rằng đang theo dõi hơn 50 mảnh vỡ liên quan ở độ cao ước tính từ 500 - 700 km và “kết hợp thông tin này vào đánh giá liên kết thông thường để hỗ trợ an toàn cho các chuyến bay vũ trụ”.

Một số quan sát cũng đã được thực hiện từ mặt đất, minh họa sự đứt gãy và phân mảnh của tầng đẩy mang tải trọng của tên lửa Trường Chinh 6A. Các mảnh riêng biệt đang lộn xộn và xoay nhanh chóng, tạo ra các đốm nhấp nháy khi bắt ánh sáng mặt trời.

Theo các chuyên gia, các mảnh vụn đang quay quanh ở độ cao có rất ít phân tử từ bầu khí quyển của Trái đất. Điều này có nghĩa là sẽ mất nhiều năm để các mảnh vỡ ra khỏi quỹ đạo do lực cản của khí quyển.

Số liệu mới nhất từ ​​Văn phòng Mảnh vỡ không gian của Cơ quan Vũ trụ châu Âu tại Darmstadt, Đức, cho biết đã có hơn 630 vụ vỡ, nổ, va chạm hoặc các sự kiện dị thường trên quỹ đạo dẫn đến sự phân mảnh của tàu vũ trụ hoặc rác vũ trụ.

Đây không phải là sự phân mảnh trên quỹ đạo đầu tiên liên quan đến vệ tinh Vân Hải. Vệ tinh Vân Hải 1-02 đã vỡ thành nhiều mảnh sau vụ va chạm được cho là với một mảnh tên lửa của Nga vào tháng 3.2021.

Tên lửa Trường Chinh 6A có hình dáng giống với tên lửa Trường Chinh 6 nhưng nhỏ hơn nhiều, mặc dù cũng do SAST sản xuất và phóng từ Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên. Trường Chinh 6A cao 50 mét với đường kính giai đoạn đầu là 3,35 m.

Đây là tên lửa đầu tiên của Trung Quốc kết hợp tầng lõi nhiên liệu lỏng với 4 tên lửa đẩy bên sườn nhiên liệu rắn và đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 3 năm nay. Đáng chú ý là tàu con thoi đã ngừng hoạt động của NASA cũng sử dụng cấu hình chất lỏng rắn tương tự.

Vụ phóng vệ tinh Vân Hải 3 là lần phóng thứ 50 của Trung Quốc trong năm 2022, sứ mệnh Thiên Châu 5 sau đó đánh dấu lần phóng thứ 51. Trung Quốc đang trên đường phá vỡ kỷ lục quốc gia về 55 lần phóng trong một năm, được thiết lập vào năm 2021.

Các nhiệm vụ sắp tới của Trung Quốc bao gồm nhiệm vụ thứ tư cho công ty phóng thương mại Galactic Energy, chuyến bay đầu tiên của tên lửa Tiệp Long 3 (Smart Dragon 3) - được phát triển bởi một công ty con từ nhà thầu vũ trụ chính của Trung Quốc và Thần Châu 15 - nhiệm vụ đưa phi hành đoàn đến trạm vũ trụ Thiên Cung.

Bài liên quan
Điểm qua 3 loại tên lửa làm leo thang cuộc chiến Ukraine
Tuần qua chứng kiến nhiều diễn biến đáng ngại làm leo thang cuộc chiến Ukraine. Tất cả xoay quanh 3 loại tên lửa tiên tiến.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thân tên lửa Trung Quốc vỡ vụn trên quỹ đạo sau khi phóng vệ tinh