'Thần đèn' Nguyễn Văn Cư và hơn 20 công nhân đã thực hiện ngôi biệt thự nặng 1.500 tấn ở P.Thảo Điền, Q.2 (TP.HCM) lên cao 2 m.
'Thần đèn' Nguyễn Văn Cư nâng biệt thự 1.500 tấn ở Thảo Điền lên 2 m
theo Thanh Niên|10/12/2020, 07:30
'Thần đèn' Nguyễn Văn Cư và hơn 20 công nhân đã thực hiện ngôi biệt thự nặng 1.500 tấn ở P.Thảo Điền, Q.2 (TP.HCM) lên cao 2 m.
"Thần đèn" Nguyễn Văn Cư kiểm tra công trình nâng biệt thự ở Thảo Điền - Ảnh: Công Nguyên
Ngày 8.12, ông Nguyễn Văn Cư, Giám đốc Công ty TNHH xử lý lún nghiêng Nguyễn Văn Cư, người có biệt danh “thần đèn”, cho biết công ty của ông thực hiện thành công nâng ngôi biệt thự ở P.Thảo Điền (Q.2) nặng 1.500 tấn lên 2 m so với trước.
Thiết bị, máy móc nâng biệt thự nặng 1.500 tấn - Ảnh: Công Nguyên
Theo “thần đèn” Nguyễn Văn Cư, căn biệt thự tại số 146E9 đường Nguyễn Văn Hưởng (P.Thảo Điền, Q.2) có tổng diện tích 220 m2, quy mô một trệt, hai lầu, ước tính nặng khoảng 1.500 tấn.
Căn biệt thự được "thần đèn" Nguyễn Văn Cư nâng cao lên 2 m - Ảnh: Công Nguyên
Biệt thự này được xây dựng cách đây hơn 10 năm, hiện nền của biệt thự thấp hơn mặt đường nên thường xuyên bị ngập nước mỗi khi trời mưa lớn, triều cường dâng.
Chủ biệt thự đã tìm đến “thần đèn” Nguyễn Văn Cư để tìm phương án nâng biệt thự lên cao.
Công nhân điều khiểu các thiết bị nâng biệt thự - Ảnh: Công Nguyên
Theo “thần đèn”, để thực hiện việc nâng ngôi biệt thự lên 2 m cần 22 công nhân, hệ thống ben chủ lực và hệ thống ben thủ công, mỗi ngày nâng, kích ngôi biệt thự lên từ 40 - 60 cm.
Các công nhân đang thực hiện các công việc nâng biệt thự - Ảnh: Công Nguyên
“Thần đèn” Nguyễn Văn Cư cùng các công nhân đã tham gia nâng, di dời, chống lún nghiêng cho nhiều công trình, biệt thự, nhà tại TP.HCM và nhiều tỉnh thành.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu cho rằng việc triển khai những hướng đi mới trong nghiên cứu khoa học cần có một chính sách mang tính đột phá, vì hoạt động của các nhà khoa học Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.
Ngoài tạo ra mô hình xương gãy trước phẫu thuật, công nghệ in 3D còn giúp các bác sĩ có thể xác định chính xác vị trí nẹp vít cần thiết, rút ngắn thời gian uốn nẹp và đảm bảo phẫu thuật diễn ra thuận lợi hơn.
Ngày 17.2, HĐND tỉnh Sóc Trăng tổ chức kỳ họp thứ 29 (chuyên đề) thông qua nhiều quyết nghị quan trọng, trong đó có việc sắp xếp lại bộ máy của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh.
Baidu tích hợp cả DeepSeek và các mô hình Ernie của riêng mình vào công cụ tìm kiếm, sau khi Tencent bắt đầu thử nghiệm công nghệ của công ty khởi nghiệp này trong tìm kiếm trên Weixin.
Các ĐBQH đề nghị cần có cơ chế huy động tối đa nguồn lực từ doanh nghiệp nhà nước và tư nhân tham gia vào dự án Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận. Cơ chế này sẽ giúp giảm bớt áp lực cho Nhà nước về vốn, nhân lực, tiến độ dự án, tiến tới làm chủ công nghệ.
Theo Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận có quy mô rất lớn, công nghệ phức tạp, chưa có kinh nghiệm thực hiện ở nước ta nên rất cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đủ mạnh, tạo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện.
Ông Đào Trung Thành, Phó viện trưởng Viện ABAII nhấn mạnh: “Chúng ta không thể phủ nhận sức mạnh của AI, nhưng cần đảm bảo công nghệ này được kiểm soát và áp dụng theo các nguyên tắc đạo đức phù hợp, để AI trở thành công cụ hỗ trợ giáo dục thay vì thay thế con người”.
Trang The New Voice của Ukraine đưa tin khi báo giới đặt câu hỏi về khả năng cho phép châu Âu mua vũ khí Mỹ để viện trợ Ukraine, Tổng thống Donald Trump trả lời rằng ông đồng ý.
ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu cho rằng việc triển khai những hướng đi mới trong nghiên cứu khoa học cần có một chính sách mang tính đột phá, vì hoạt động của các nhà khoa học Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.