Thẩm phán Tòa án Mỹ tại San Francisco hôm 23.10 đã từ chối yêu cầu của Bộ Tư pháp về việc đảo ngược quyết định: Cho phép Apple và Google tiếp tục cung cấp WeChat để người dùng tải xuống trong các cửa hàng ứng dụng.

Thẩm phán Mỹ từ chối yêu cầu muốn xóa WeChat khỏi kho ứng dụng Apple, Google từ chính quyền Trump

Nhân Hoàng | 24/10/2020, 06:30

Thẩm phán Tòa án Mỹ tại San Francisco hôm 23.10 đã từ chối yêu cầu của Bộ Tư pháp về việc đảo ngược quyết định: Cho phép Apple và Google tiếp tục cung cấp WeChat để người dùng tải xuống trong các cửa hàng ứng dụng.

Hôm 24.9, Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Laurel Beeler (thẩm phán Tòa án Mỹ tại San Francisco) cho phép chính phủ ngay lập tức cấm tải xuống WeChat ở Mỹ, nói rằng ứng dụng của Tập đoàn Tencent (Trung Quốc) là mối đe dọa với an ninh quốc gia.

Yêu cầu được Bộ Tư pháp Mỹ đưa ra sau khi Laurel Beeler tạm thời chặn lệnh từ chính quyền Trump buộc Apple và Google xóa WeChat khỏi các cửa hàng ứng dụng của họ.

Trong đơn đệ trình hôm 24.9, Bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu Laurel Beeler giữ nguyên lệnh cấm sơ bộ. Nếu được chấp thuận, về cơ bản, nó sẽ cho phép Mỹ cấm WeChat trong khi vụ việc được đưa ra tòa.

Ngày 20.9, Laurel Beeler đã chặn lệnh của Bộ Thương mại cấm tải xuống WeChat và đưa ra các hạn chế khác có khả năng khiến ứng dụng không thể vận hành bình thường ở Mỹ.

Không những thế, Laurel Beeler cũng ngăn lệnh Bộ Thương mại cấm các giao dịch khác với WeChat ở Mỹ vì có thể làm giảm khả năng sử dụng trang web với người dùng hiện tại.

Laurel Beeler nói rằng liên minh người dùng WeChat nộp đơn kiện “đã cho thấy những câu hỏi nghiêm trọng liên quan đến giá trị của khiếu nại về Tu chính án thứ nhất”.

"Trong khi chính phủ xác nhận rằng các hoạt động của Trung Quốc gây ra những lo ngại đáng kể về an ninh quốc gia thì họ đã đưa ra rất ít bằng chứng cho thấy lệnh cấm WeChat có hiệu lực với tất cả người dùng Mỹ sẽ giải quyết những lo ngại đó", Laurel Beeler lý giải.

Ngoài ra, Laurel Beeler cũng lưu ý “có lựa chọn thay thế cho lệnh cấm hoàn toàn, chẳng hạn như cấm WeChat khỏi các thiết bị của chính phủ".

Phán quyết từ Laurel Beeler được đưa ra như một phần của vụ kiện được đệ trình vào tháng 8 bởi liên minh người dùng WeChat không liên kết với Tencent, cho rằng lệnh cấm của Tổng thống Donald Trump là vi hiến.

tham-phan-my-tu-choi-yeu-cau-muon-xoa-wechat-khoi-kho-ung-dung-apple-google1.jpg
Bà Laurel Beeler 

Hôm 23.10, Laurel Beeler cho biết bằng chứng mới của chính phủ không thay đổi quan điểm của bà về ứng dụng Tencent.

“Hồ sơ không ủng hộ kết luận rằng chính phủ đã ‘điều chỉnh một cách hạn hẹp’ các giao dịch bị cấm để bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia của mình”, Laurel Beeler cho biết.

Người dùng WeChat lập luận rằng chính phủ tìm kiếm "lệnh cấm chưa từng có với toàn bộ phương tiện truyền thông" và chỉ đưa ra suy đoán về tác hại từ việc người Mỹ sử dụng WeChat.

Bộ Tư pháp Mỹ đã kháng cáo quyết định của Laurel Beeler cho phép tiếp tục sử dụng WeChat lên Tòa án phúc thẩm Mỹ Khu vực số 9, nhưng không có phán quyết nào xảy ra trước tháng 12.

Trong trường hợp tương tự, một tòa phúc thẩm đã đồng ý theo dõi nhanh đơn kháng cáo từ chính quyền Trump về phán quyết ngăn chính phủ cấm tải xuống TikTok từ cửa hàng ứng dụng ở Mỹ.

Tương tự TikTok của ByteDance, Bộ Tư pháp Mỹ cho rằng WeChat đe dọa an ninh quốc gia.

WeChat có trung bình 19 triệu người dùng hoạt động hàng ngày ở Mỹ, phổ biến trong giới sinh viên Trung Quốc, người Mỹ sống ở Trung Quốc và một số người Mỹ có quan hệ cá nhân hoặc kinh doanh ở Trung Quốc.

WeChat là ứng dụng di động tất cả trong một kết hợp các dịch vụ tương tự như Facebook, WhatsApp, Instagram và Venmo. Ứng dụng này là một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người ở Trung Quốc và có hơn 1,2 tỉ người dùng.

Bài liên quan
Sau WeChat, TikTok thoát hiểm phút chót nhờ thẩm phán Mỹ
Thẩm phán Carl Nichols đã tạm thời chặn lệnh từ chính quyền Trump buộc Apple và Google xóa TikTok khỏi cửa hàng ứng dụng của họ, đáng ra có hiệu lực lúc 11 giờ 59 tối 27.9 (giờ Mỹ).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thẩm phán Mỹ từ chối yêu cầu muốn xóa WeChat khỏi kho ứng dụng Apple, Google từ chính quyền Trump