Boeing và Đại học Arizona thử nghiệm công nghệ vệ sinh và giải pháp khử trùng nhằm chống lại vi-rút SARS-CoV-2 trên một chiếc máy bay trống của Boeing.

Thử nghiệm thành công các dụng cụ và kỹ thuật ngừa COVID-19 trong hàng không

Nhật Hạ | 23/10/2020, 16:22

Boeing và Đại học Arizona thử nghiệm công nghệ vệ sinh và giải pháp khử trùng nhằm chống lại vi-rút SARS-CoV-2 trên một chiếc máy bay trống của Boeing.

Trong chuỗi các hoạt động thử nghiệm lần đầu tiên thực hiện, hãng chế tạo máy bay Boeing và Đại học Arizona đã xác thực khả năng tiêu diệt vi-rút SARS-CoV-2 của các giải pháp khử trùng hiện hành được các hãng hàng không sử dụng. Boeing đã hoàn tất thử nghiệm này, một hoạt động trong chương trình Sáng kiến Tự tin Du lịch (Confident Travel Initiative - CTI) nhằm nâng cao sự an toàn của hành khách và phi hành đoàn trong đại dịch COVID-19.

Thử nghiệm được tiến hành trên một chiếc máy bay trống của Boeing nhằm kiểm tra khả năng chống lại một vi-rút còn sống có tên gọi MS2 trong mùa hè vừa qua. Khoa Khoa học Môi trường thuộc Đại học Arizona đã so sánh các kết quả thu được với SARS-CoV-2, vi-rút gây nên đại dịch COVID-19, trong môi trường phòng thí nghiệm được bảo vệ.

Ông Mike Delaney, giám đốc điều hành chương trình Sáng kiến Tự tin Du lịch (CTI) của Boeing chia sẻ: “Khi các giải pháp khử trùng được thử nghiệm trong những môi trường khác nhau, máy bay có những phản ứng khác nhau. Chúng tôi đánh giá và xác thực liệu các chất hóa học và kỹ thuật khử trùng mà chúng tôi khuyến nghị khách hàng của mình sử dụng có hiệu quả và an toàn hay không. Việc này rất quan trọng. Thông qua mối hợp tác này, chúng tôi có thể tận dụng chuyên môn hàng đầu thế giới của Đại học Arizona trong lĩnh vực vi-rút học để tiến hành các thử nghiệm một cách chính xác.”

Vi-rút thực khuẩn MS2 an toàn và vô hại đối với con người, và khó tiêu diệt hơn SARS-CoV-2. Các nghiên cứu khoa học và trong ngành đã sử dụng MS2 trong nhiều năm nhưng chưa bao giờ thử nghiệm trong khoang máy bay. Đại học Arizona đã cung cấp loại vi-rút này và phân tích các kết quả thử nghiệm.

boeing-2-.jpg

Tiến sĩ Charles Gerba, nhà vi trùng học thuộc Đại học Arizona cho biết: “Nghiên cứu này cho phép chúng tôi lần đầu tiên kiểm chứng xem liệu các giải pháp khử trùng có thể tiêu diệt SARS-CoV-2 trên một chiếc máy bay hay không. Chúng ta cần nhận thức rằng không chỉ có SARS-CoV-2 mà còn có các loại vi-rút và vi sinh vật khác.”

Nghiên cứu đã đặt vi-rút MS2 vào các điểm tiếp thường xuyên tiếp xúc trong khoang máy bay, bao gồm trên bàn ăn, tựa tay, đệm ngồi, hộc hành lý và trong phòng vệ sinh, phòng bếp. Các kỹ thuật viên đã khử trùng mỗi khu vực bằng các sản phẩm và công nghệ khác nhau. Các chất khử trùng hóa học được đưa lên theo hai cách: bằng tay và bằng bình phun tĩnh điện, loại thiết bị phun ra một chất khử trùng dạng lỏng đã được kiểm chứng. Thử nghiệm cũng đánh giá tính hiệu quả của đèn cực tím được phát triển bởi Boeing và các lớp phủ kháng khuẩn. Các chất kháng khuẩn là các lớp phủ tồn tại lâu trên bề mặt giúp tiêu diệt vi trùng và vi-rút.

Đại học Arizona đã phân tích mỗi khu vực sau khi khử trùng để đánh giá tính hiệu quả. Kết quả cho thấy các mức độ hiệu quả khác nhau, nhưng tất cả các sản phẩm, phương pháp và công nghệ được khuyến nghị đều tiêu diệt thành công vi-rút MS2.

Hãng Boeing và Đại học Arizona tiếp tục thử nghiệm các phương pháp vệ sinh được khuyến nghị trong một phòng thí nghiệm chống lại SARS-CoV-2 và các loại vi-rút tương tự khác để xác thực thêm tính hiệu quả.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thử nghiệm thành công các dụng cụ và kỹ thuật ngừa COVID-19 trong hàng không