Gần đây, quan hệ kinh tế giữ Nga và các nước trong thị trường Đông Nam Á đang trên đà mở rộng. Đáng chú ý nhất chính là con đường hướng tới quan hệ thương mại đầy tham vọng giữa Nga và Thái Lan.

Thái – Nga: Con đường hướng tới quan hệ thương mại đầy tham vọng

Một Thế Giới | 30/07/2015, 11:14

Gần đây, quan hệ kinh tế giữ Nga và các nước trong thị trường Đông Nam Á đang trên đà mở rộng. Đáng chú ý nhất chính là con đường hướng tới quan hệ thương mại đầy tham vọng giữa Nga và Thái Lan.

Theo đó, Nga đã đạt được một thỏa thuận cung cấp máy bay dân sự Sukhoi Superjet-100 (SSJ-100) cho Thái Lan, trong khi nhà máy sản xuất xe tải hạng nặng KamAZ của Nga đã thành công khi thâm nhập vào thị trường Đông Nam Á. Doanh nghiệp Thái Lan đang tham gia vào các dự án nông nghiệp lớn ở Nga. Tuy nhiên, thương mại song phương giữa hai quốc gia còn diễn ra chậm, chưa đạt mức tiềm năng.

Ủy ban Liên Chính phủ về hợp tác song phương Thái – Nga lần thứ 6 đã được diễn ra tại Moscow trong tháng này.  Cuộc họp được đồng chủ trì bởi ông Denis Manturov, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại của Nga và ông Tanasak Patimapragorn, Phó Thủ tướng  kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thái Lan.

Các bên đã thảo luận những tiến bộ trong việc thực hiện các thỏa thuận đã được ký kết khi Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã đến thăm Thái Lan vào tháng 4 vừa qua. Cả hai bên cùng bày tỏ những mong muốn chung trong việc tăng cường hợp tác trong sản xuất nông nghiệp và đầu tư.

Vậy, những cuộc họp và thỏa thuận tiếp theo có mang lại bất kỳ lợi ích hữu hình nào cho các doanh nghiệp và công dân hai nước? 
Đã có 10 thỏa thuận đã được ký kết sau chuyến thăm Thái Lan của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev vào tháng 4 vừa qua. Thủ tướng Nga lưu ý rằng năm ngoái, kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng gần 20%, đạt khoảng 5 tỷ USD, theo ước tính của Thái Lan. Xu hướng tích cực sẽ vẫn tiếp tục trong năm nay, bất chấp những khó khăn kinh tế.
Như vậy, con đường hướng tới quan hệ thương mại đầy tham vọng giữa Nga và Thái Lan đang dần phát triển.

Nga và Thái Lan đã đặt mục tiêu thương mại song phương 10 tỷ USD trong 5 năm tiếp theo. Để đạt được điều này, hai nước cần phải loại bỏ các rào cản thương mại.

Những lĩnh vực mà hai nước đều bày tỏ mối quan tâm lớn, bao gồm: năng lượng, cung cấp lương thực, sự tham gia của Thái Lan trong lĩnh vực nông nghiệp của Nga, cũng như hệ thống định vị toàn cầu và thăm dò không gian.

Thúc đẩy thương mại và đầu tư

Trong khi mối quan hệ về văn hóa và giáo dục được xem là quan trọng, thì mục tiêu chính của Nga vẫn là thu hút đầu tư. Nga có thể cung cấp những gì trong tình hình hiện nay? Và Thái Lan có thể mong đợi đạt được gì trong tình hình này?

Moscow và Bangkok đã công nhận lợi ích của việc hợp tác đầu tư xa hơn nữa, đặc biệt là trong các lĩnh vực như: chế biến thực phẩm và phụ tùng ô tô. Thái Lan cũng đặc biệt quan tâm đến việc đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt sắp tới của Nga.

Hai nước cũng đi tới quyết định thành lập 5 cụm thành phố lớn bao gồm: Bangkok - Moscow, Rayong - Vladivostok, Samut Prakan - Yekaterinburg, Songkhla - Kazan, và Chiang Mai - Sochi.

Trên thực tế, cộng đồng doanh nghiệp hai nước không thể hiểu được sáng kiến về 5 cụm thành phố này có thể hỗ trợ việc thúc đẩy hợp tác khu vực tư nhân như thế nào. Điều quan trọng nhất trong lĩnh vực kinh doanh chính là những bước đi thực tế và đạt được thỏa thuận.

Vì lợi ích thương mại hai bên, Ủy ban hợp tác hỗn hợp Nga-Thái Lan cho rằng, các Ngân hàng Trung ương của Nga và Thái Lan nên xem xét việc thành lập một nhóm công tác đặc biệt về hợp tác tài chính và ngân hàng. Nhóm này có thể sẽ tìm ra những cách để giúp tăng cường sự tương tác giữa các tổ chức ngân hàng và hướng tới việc thanh toán thương mại, bao gồm cả khả năng sử dụng đồng tiền quốc gia.

Ý tưởng về việc sử dụng đồng Rúp của Nga và đồng Baht của Thái trong quan hệ thương mại đã được thảo luận trong một thời gian dài. Hồi đầu năm nay tại Bangkok, ông Manturov đã thảo luận vấn đề này trong cuộc họp với ông Patimapragorn. 
Quá trình chuyển đổi sang việc sử dụng đồng Baht và đồng Rúp trong quan hệ thương mại giữa hai nước sẽ cung cấp thêm lợi ích cho các công ty tư nhân. Tuy nhiên, hai nước cần phải thiết lập các mối quan hệ liên ngân hàng. Các ngân hàng Thái Lan cũng ủng hộ ý tưởng thanh toán đồng tiền quốc gia.

Trong quan hệ nông nghiệp, hai nước cũng đã đạt được những bước đi tích cực. Thái Lan bày tỏ quan tâm trong việc gia tăng nguồn cung cấp gạo, sản phẩm thịt gia cầm, cá, hải sản, trái cây đến Nga. Tại các cuộc họp tại Moscow trong tháng này, hai quốc gia đã quyết định hỗ trợ các cơ quan có liên quan của Nga và Thái Lan trong việc thiết lập liên hệ trực tiếp để thảo luận về vấn đề này.

Nga cũng cam kết  xem xét yêu cầu về việc cập nhật danh sách các cơ sở chế biến cá của Thái Lan. Để đẩy nhanh việc thực hiện những biên bản ghi nhớ về nông nghiệp, các tài liệu tương ứng cũng sẽ được ký kết sớm.

Nga và Thái Lan chắc chắn sẽ có những kế hoạch thương mại đầy tham vọng, tuy nhiên yếu tố chính để quan hệ kinh tế hai nước mở rộng lớn hơn chính là việc thực hiện các thỏa thuận giữa hai quốc gia này.
Tuyết Nhung (Theo Russia Beyond The Headlines)
Bài liên quan
Toan tính của Mỹ khi điều ‘pháo đài bay’ B-52 gần biên giới Nga
Việc Mỹ triển khai máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress gần biên giới Nga đã gây chú ý đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa NATO và Moscow.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thái – Nga: Con đường hướng tới quan hệ thương mại đầy tham vọng