Các nhà đầu tư ở  khắp Trung Quốc đang chờ đợi chính phủ nước này can thiệp và mua cổ phiếu nhiều hơn để cứu thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, nhiều người đang mất dần hi vọng và nông dân Trung Quốc đang chịu cảnh "vườn không nhà trống" vì chứng khoán sụp đổ.

Nông dân TQ chịu cảnh ‘vườn không nhà trống’ vì chứng khoán sụp đổ

Một Thế Giới | 29/07/2015, 17:19

Các nhà đầu tư ở  khắp Trung Quốc đang chờ đợi chính phủ nước này can thiệp và mua cổ phiếu nhiều hơn để cứu thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, nhiều người đang mất dần hi vọng và nông dân Trung Quốc đang chịu cảnh "vườn không nhà trống" vì chứng khoán sụp đổ.

Yang Cheng, một nông dân đến từ thị trấn xa xôi Phàn Chi Hoa ở phía Tây Nam Trung Quốc, là một trong nhiều người dân Trung Quốc đã bắt đầu mua cổ phiếu sau khi chính phủ bắt đầu đẩy mạnh đầu tư vốn chủ sở hữu - một phần trong kế hoạch mở rộng nền kinh tế đất nước của Trung Quốc.

"Khi thị trường chứng khoán tăng lên 4.000 điểm, tôi nhận ra những rủi ro là khá cao. Tuy nhiên, những dư luận về các chính sách của chính phủ đã ảnh hưởng phán đoán của tôi”, Yang Cheng phát biểu với CNBC.

Tuy nhiên, sau khi dốc toàn bộ số tiền tiết kiệm lên đến 164.000 USD của Yang Cheng và người thân của anh để đổ vào cổ phần của một công ty khai thác khoáng sản tại địa phương, anh đã mất tất cả mọi thứ. 
Không chỉ có vậy, những nhà môi giới của anh Yang đã thuyết phục anh vay hơn 1 triệu USD để mua cổ phiếu ký quỹ. Hiện nay, anh còn đang ôm một đống nợ khổng lồ.

Giống như nhiều người Trung Quốc, Yang đã đến văn phòng của cơ quan quản lý thị trường chứng khoán  ở Bắc Kinh để tìm sự giúp đỡ, tuy nhiên cơ quan này đã được chuyển đi.

"Tôi không biết phải làm gì. Tôi tin tưởng chính phủ quá nhiều. Tôi sẽ không đụng vào cổ phiếu một lần nữa", Yang nói.
Trường hợp của Yang Cheng là một trong những ví dụ về người nông dân Trung Quốc chịu cảnh ‘"vườn không nhà trống" vì chứng khoán sụp đổ.

Trong khi đó, Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc cho biết vào cuối ngày 27.7 rằng, chính phủ đã gia tăng mua cổ phiếu trong một nỗ lực để hỗ trợ thị trường chứng khoán, trong khi các Ngân hàng Trung ương đã bơm tiền mặt vào thị trường tiền tệ và tiếp tục nới lỏng tiền tệ.

Trong phiên giao dịch ngày 27.7, chỉ số chứng khoán Thượng Hải giảm mạnh nhất trong 8 năm qua, kể từ đầu năm 2007, dù chính phủ Trung Quốc đã cố gắng vực dậy thị trường.

Chỉ số Shanghai Composite Index giảm 8,5%, ở mức 3.725,56 điểm. Ngoài ra, các chỉ số chứng khoán khác trên thế giới cũng giảm thấp hơn.

Tại châu Á, một số thị trường lớn khác cũng chứng kiến mức sụt giảm. Chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 3,1%, xuống 24.288,54 điểm. Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 1%, xuống 20.350,10 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 0,4% xuống 2.038,81 điểm. Trong khi đó, chỉ số S&P/ASX 200 của Australia tăng 0,4% lên 5.589,90 điểm.

Chính quyền Trung Quốc đã có những bước tích cực để ổn định thị trường sau mức giảm trong tháng trước đã càn quét  khoảng 32.000 tỷ USD vốn hóa thị trường.

Yating Xu, một nhà kinh tế tại IHS Global Insight cho biết, Bắc Kinh có thể sẽ cảm thấy áp lực mới trong việc thực hiện các biện pháp để hỗ trợ thị trường chứng khoán.

Tuyết Nhung (Theo CNBC)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nông dân TQ chịu cảnh ‘vườn không nhà trống’ vì chứng khoán sụp đổ