Trước tình trạng đánh bắt theo kiểu “tận diệt” của ngư dân Trung Quốc, chính quyền nước này cũng phải than rằng không còn cá ở ven biển Hoa Đông và phải cắt giảm đội tàu cá để bảo vệ nguồn dự trữ.

Tàu cá Trung Quốc đánh bắt đến mức 'cá đẻ không kịp'

Theo Thanhnien | 16/08/2016, 06:18

Trước tình trạng đánh bắt theo kiểu “tận diệt” của ngư dân Trung Quốc, chính quyền nước này cũng phải than rằng không còn cá ở ven biển Hoa Đông và phải cắt giảm đội tàu cá để bảo vệ nguồn dự trữ.

Bộ trưởng Nông nghiệp Trung QuốcHan Changfu (Hàn Trường Phú) ngày 14.8 nói trên đài phát thanh quốc gia rằng đây là thời điểm để ngành công nghiệp thuỷ sản nước này cắt giảm quy mô để bảo vệ trữ lượng cá, theoSouth China Morning Postngày 15.8.

Bộ Nông nghiệp Trung Quốc "than" rằng không còn cá ở vùng bờ biển Hoa Đông. Hơn nữa, ngư dân cũng gặp khó khăn khi đánh bắt ở nhiều vùng biển ven bờ khác. Trung Quốc là nước có đôi tàu cálớn nhất thế giới, theoSouth China Morning Post.

Các vùng biển của Trung Quốc chỉ có thể đáp ứng khoảng 8-9 triệu tấn cá mỗi năm nhưng ngư dân nước này thường khai thác đến 13 triệu tấn trong những năm gần đây. Tình trạng tương tự cũng diễn ra trên các con sông.

Không những thế, chính quyền các tỉnh ven biển của Trung Quốc còn cung cấp nhiên liệu cho hoạt động đánh bắt xa bờ của ngư dân, theoSouth China Morning Post. TờThe Hinduhồi đầu tháng 8 trích báo cáo của tổ chức Hoà bình Xanh cho thấy số lượng tàu cá Trung Quốc đánh bắt xa bờ, càn quét tại vùng biển của các nước khác đã tăng từ 1.830 trong năm 2012 lên 2.460 chiếc trong năm 2014.

Việc nguồn cá cạn kiệt đã khiến ngư dân nước này tìm đến các ngư trường xa hơn để đánh bắt, thậm chí là đến cả Ấn Độ Dương. Tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép ở ngư trường của các nước như Argentina, Indonesia, Philippines thường bị chính quyền sở tại bắt giữ và đánh chìm. Chính quyền Nhật Bản gần đây liên tục phản đối việc xuất hiện của hàng trăm tàu cá Trung Quốc gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngưtranh chấp giữa hai nước ở biển Hoa Đông.

TheoSouth China Morning Post, Trung Quốc là nước tiêu thụ hơn 1/3 nguồn cung cấp hải sản của thế giới, còn Ngân hàng Thế giới dự đoán nhu cầu hải sản của nước này sẽ tăng 30% vào năm 2030.

Để đối phó với tình trạng đánh bắt đến nỗi “cá không đẻ kịp”, Bộ trưởng Han liệt kê một loạt biện pháp trong đó có việc cắt giảm đội tàu cá. Ngoài ra, chính quyền sẽ siết chặt, giám sát hoạt động đánh bắt ở các vùng biển xa bờ, dần dần thoát khỏi kiểu đánh bắt truyền thống gây huỷ hoại môi trường. Bên cạnh đó, việc đánh bắt bằng lưới có mắt lưới cực nhỏ cũng bị cấm; mỗi năm sẽ có lệnh cấm đánh bắt ở các vùng biển xa bờ trong 3 tháng.

Bảo Vinh/Thanh Niên

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tàu cá Trung Quốc đánh bắt đến mức 'cá đẻ không kịp'