Ngày 25.3, Tòa án nhân dân TP.Hà Nội đã xét xử sơ thẩm vụ kiện bản quyền và tiền nhuận bút kịch bản bộ phim Biệt động Sài Gòn giữa nguyên đơn là nhà báo Nguyễn Thanh và 2 bị đơn là Hãng Phim truyện Việt Nam và đạo diễn Lê Phương.

Tác giả kịch bản phim 'Biệt động Sài Gòn': Đòi gần 400 tỷ, thu được... 12 triệu đồng

Một Thế Giới | 26/03/2015, 16:00

Ngày 25.3, Tòa án nhân dân TP.Hà Nội đã xét xử sơ thẩm vụ kiện bản quyền và tiền nhuận bút kịch bản bộ phim Biệt động Sài Gòn giữa nguyên đơn là nhà báo Nguyễn Thanh và 2 bị đơn là Hãng Phim truyện Việt Nam và đạo diễn Lê Phương.

Rắc rối về tác quyền
Bộ phim Biệt động Sài Gòn là bộ phim được xếp vào hàng kinh điển của điện ảnh Việt Nam và đã từng khuynh đảo tại các rạp chiếu bóng trên khắp cả nước từ những năm thập niên 1980. Đến bây giờ bộ phim vẫn đang là top những bộ phim yêu thích nhất của nhiều thế hệ khán giả Việt Nam, cho dù đã qua 33 năm.
Tac gia kich ban phim  Biet dong Sai Gon : Doi gan 400 ty, thu duoc... 12 trieu dong-hinh-anh-1
Cảnh trong phim “Biệt động Sài Gòn”.    I.T 
Bộ phim ra đời từ năm 1982 với 4 tập là Điểm hẹn, Tình lặng, Cơn giôngHãy trả lại tên cho em do hai nhà biên kịch Lê Phương và nhà báo Nguyễn Thanh viết, được Hãng Phim truyện Việt Nam sản xuất. Vụ kiện đòi tiền bản quyền được nhà báo Nguyễn Thanh khởi kiện từ năm 2009. Tính đến ngày 25.3, TAND Hà Nội đã xử nhiều lần phiên sơ thẩm vụ kiện giữa nhà báo Nguyễn Thanh và đạo diễn Lê Phương về tranh chấp bản quyền kịch bản phim Biệt động Sài Gòn và tiền nhuận bút. Theo đó, nhà báo Nguyễn Thanh (nguyên đơn) đã yêu cầu bồi thường thiệt hại với tổng số tiền lên đến gần 400 tỷ đồng, với các bị đơn là đạo diễn Lê Phương, Hãng Phim truyện Việt Nam, Hội VHNT tỉnh Long An, NXB Thanh Hóa và Báo Sài Gòn Giải Phóng.
Sự việc được bắt đầu từ khi đạo diễn Lê Phương đặt hàng nhà báo Nguyễn Thanh viết kịch bản phim về những chiến sĩ biệt động Sài Gòn theo yêu cầu của Hãng Phim truyện Việt Nam, nơi ông Phương từng công tác. Tuy nhiên, hai bên lại không có bất cứ hợp đồng giao kèo nào. Số tiền thù lao viết kịch bản được ông Phương cho biết là 1.200 đồng như một khoản tiền nhuận bút và bồi dưỡng mà không được nhận bất cứ khoản tiền nào khác. Sau này khi kịch bản phim được đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng cũng như được NXB Thanh Hóa và Hội VHNT Long An xuất bản thành sách, ông Thanh cho rằng ông Phương đã gửi kịch bản phim tới các đơn vị trên mà không xin phép, không trả nhuận bút cho mình. Đây chính là lý do ông Thanh khởi kiện ông Phương và đòi đền bù thiệt hại.
Tại phiên xử sơ thẩm ngày 25.3, ông Thanh yêu cầu đạo diễn Lê Phương, Hãng Phim truyện VN đền bù số tiền nhuận bút từ năm 1984 đến nay với số tiền được quy đổi bằng vàng là 105 tỷ đồng. Hội Văn học Nghệ thuật, Nhà xuất bản Thanh Hóa với số tiền khoảng 135 tỷ đồng; Báo Sài Gòn Giải Phóng là 249 triệu đồng; Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Long An trả tiền nhuận bút khoảng 125 tỷ đồng sau khi đã in tác phẩm Thiên thần ra trận, tổng cộng là gần 400 tỷ đồng.
Toà phán: 12,8 triệu đồng
Sau những tranh luận và chất vấn tại phiên sơ thẩm, TAND Hà Nội kết luận: Do giấy tờ, chứng cứ đã không còn, tòa xem xét và lấy chứng cứ từ ông Lê Phương đưa ra là đã nhận đủ số tiền nhuận bút là 12.000 đồng từ Hãng Phim truyện VN. Và ông Nguyễn Thanh thừa nhận chỉ nhận được 1.200 đồng do ông Lê Phương đưa làm 3 lần (mỗi lần 400 đồng). Nay có sự tranh chấp nên Tòa nhận thấy cả hai đều là đồng tác giả của kịch bản bộ phim Biệt động Sài Gòn, quyền lợi được chia đôi, mỗi người hưởng 6.000 đồng là thỏa đáng. Như vậy, ông Lê Phương còn nợ ông Nguyễn Thanh là 4.800 đồng tính vào thời điểm năm 1987 là năm hoàn thành xong tập cuối của bộ phim.
Tuy nhiên, với số tiền này ông Nguyễn Thanh yêu cầu được quy ra vàng là không có căn cứ. Năm 1987, theo Thông tư liên tịch 601-1987 thì khoản tiền ông Lê Phương phải thanh toán cho ông Nguyễn Thanh sẽ được quy theo gạo. Theo thông tin cung cấp của Bộ Tài chính, lúc đó giá gạo là 600 đồng/tạ và 4.800 đồng được tính = 8 tạ gạo. Theo bảng giá gạo ở Hà Nội xét xử vào tháng 3.2015 giá gạo Bắc Hương là 16.000 đồng/1kg, và 8 tạ gạo có trị giá là 12.800.000 đồng.
Còn xét về yêu cầu Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Long An; Nhà xuất bản Thanh Hóa và Báo Sài Gòn Giải Phóng đã in tác phẩm Thiên thần ra trận vi phạm bản quyền và phải bồi thường tiền nhuận bút thì tòa kết luận các đơn vị trên không có nghĩa vụ liên quan trong vụ án này vì không thuộc đối tượng khởi kiện trong vụ án này.
Chia sẻ sau phiên tòa ông Nguyễn Thanh cho biết, ông sẽ tiếp tục kháng cáo lên cấp cao hơn. “Đã 12 năm nay tôi theo đuổi vụ kiện và sẽ không dễ dàng gì bỏ cuộc cho dù bây giờ sức khỏe không còn được như trước”- ông Nguyễn Thanh nói.
(Theo Dân Việt)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tác giả kịch bản phim 'Biệt động Sài Gòn': Đòi gần 400 tỷ, thu được... 12 triệu đồng