Hiện nay, các bệnh nhân bị ngộ độc Botulinum tại Quảng Nam đang nhận được sự chú ý của dư luận vì các thực phẩm này được nhiều người ưa thích.

Sức khỏe các nạn nhân ngộ độc ở Quảng Nam đã ổn định, Bộ Y tế khuyến cáo về chất độc botulinum

Dạ Thảo | 21/03/2023, 13:06

Hiện nay, các bệnh nhân bị ngộ độc Botulinum tại Quảng Nam đang nhận được sự chú ý của dư luận vì các thực phẩm này được nhiều người ưa thích.

ngo-doc.jpg

Tuy nhiên, thực phẩm lên men lại là những loại thực phẩm khá nguy hiểm nếu dùng không đúng cách và đã có trường hợp tử vong do ăn phải thực phẩm lên men có chứa độc tố botulinum.
Chia sẻ về vấn đề an toàn thực phẩm, TS Nguyễn Hùng Long - Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế - khẳng định Botulinum là độc tố nguy hiểm nhất, độc lực mạnh nhất.

Độc tố botulinum được sinh ra do vi khuẩn Clostridium botulinum trong môi trường kỵ khí (môi trường thiếu không khí). Đây là vi khuẩn hình que, kỵ khí (yếm khí), sinh nha bào khi gặp điều kiện thuận lợi. Độc tố chỉ sinh ra trong điều kiện kỵ khí và xuất hiện khi chúng ta chế biến thực phẩm không đủ điều kiện vệ sinh. "Với lượng rất nhỏ độc tố này có thể gây ra tử vong, nên người bị ngộ độc do độc tố botulinum có biểu hiện buồn nôn, nôn, chướng bụng, đau bụng, liệt theo trình tự liệt bắt đầu từ vùng đầu mặt cổ lan xuống hai tay, sau đó tới hai chân, liệt các cơ hô hấp; liệt nặng có thể gây suy hô hấp là nguyên nhân gây tử vong", ông Long chia sẻ.

Bên cạnh đấy, ông Long cũng cho biết ngoài vụ việc 10 người bị ngộ độc tại Quảng Nam vì độc tố botulinum, đã có 1 người tử vong thì trước đó đã từng xảy ra một số vụ ngộ độc do độc tố botulinum với các biểu hiện giống nhau. Đặc biệt, ông Hùng Long còn cho biết thêm đối với món thực phẩm cá chép muối ủ chua nếu không được chế biến cẩn thận thì lại là món ăn vô cùng độc hại, nên cảnh báo người dân hạn chế sử dụng món ăn truyền thống của miền Trung được nhiều người yêu thích này.

"Các vụ ngộ độc do botulinum vốn rất hiếm gặp, nhưng thời gian gần đây gặp nhiều, liên quan nhiều đến những bữa ăn tự nấu, thực phẩm chế biến, bảo quản thủ công tại hộ gia đình. Vì thế chúng tôi lưu ý, các hộ gia đình, cơ sở sản xuất thủ công không tự đóng gói, đóng kín thực phẩm (dạng hút chân không) để bảo quản trong thời gian dài. Đối với sản phẩm thực phẩm đóng hộp công nghiệp lưu ý khi hộp bị méo, đặc biệt bị phồng không được sử dụng - vì lúc này sinh vật kỵ khí đã xuất hiện ở bên trong nên đẩy phồng hộp lên.

Khi sử dụng thực phẩm đóng hộp, mở ra nghe tiếng 'xì' tức là có không khí ở trong, mùi hơi nặng hơn thì chúng ta không nên sử dụng để phòng vi khuẩn kỵ khí, đặc biệt là độc tố botulinum- một trong những độc tố cực độc. Người dân nếu sử dụng thì cần đảm bảo tuân thủ về vệ sinh an toàn thực phẩm, có thể dùng muối, rượu, dấm rửa cá, khử trùng dụng cụ muối. Sau khi ăn có những triệu chứng bất thường thì hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời".

Được biết, với 10 người ngộ độc botulinum (1 người đã tử vong) ở Quảng Nam sau hơn 3 ngày điều trị sức khỏe đã tiến triển tốt hơn. Bác sĩ Tô Mười - Giám đốc Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi Bắc Quảng Nam cho biết hiện bệnh viện có đủ các loại thuốc điều trị cho các nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm; đồng thời giữ liên hệ hội chẩn với các chuyên gia của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) để chỉ đạo điều trị cho các bệnh nhân.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sức khỏe các nạn nhân ngộ độc ở Quảng Nam đã ổn định, Bộ Y tế khuyến cáo về chất độc botulinum