Các nghiên cứu về lợi ích sô cô la nói riêng và một số thực phẩm khác nói chung đã bị ngụy tạo và thao túng bởi các công ty thực phẩm suốt nhiều năm nay.

Sự thật 'đen tối' có thể bạn chưa biết đằng sau những thỏi sô cô la

02/04/2018, 14:43

Các nghiên cứu về lợi ích sô cô la nói riêng và một số thực phẩm khác nói chung đã bị ngụy tạo và thao túng bởi các công ty thực phẩm suốt nhiều năm nay.

Từ trước đến nay, sô cô la luôn được giới thiệu như là một liều thuốc điều trị chứng kích động, thiếu máu, đau thắt ngực và hen. Có nhiều nghiên cứu khác cho biết loại thực phẩm này có khả năng kích thích cảm giác thèm ăn và hoạt động như loại thuốc kích thích tình dục.

Về nguồn gốc, sô cô la được sản xuất từ hạt của cây Theobroma cacao, đã gắn liền với phương pháp chữa bệnh và trị liệu cho hơn 100 loại bệnh tật và triệu chứng qua hàng trăm năm nay. Trên thực tế, thông tin này được lan truyền hơn 2.000 năm, lan rộng từ các vùng Olmecs, Maya và Aztecs, thông qua các nhà chinh phục đến từ Tây Ban Nha và du nhập vào châu Âu từ thế kỷ 16.

Ca cao quả thu hoạch trên đồn điền Millot ở phía tây bắc Madagascar. Ảnh: Andia/UIG

Thế kỷ 19 đã chứng kiến ​​việc các đồ uống sô cô la trở nên rẻ tiền hơn, vượt ra ngoài phạm vi của giới thượng lưu cùng với sự ra đời của những thỏi sô cô la cứng và sự phát triển của sô cô la sữa. Sau đó, người ta đã thêm đường và hàm lượng chất béo vào các thỏi sô cô la và trứng Phục sinh, để rồi chúng trở thành một trong những loại đồ ăn vặt phổ biến nhất hiện nay.

Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp sản xuất ​​sô cô la đã trải qua một sự chuyển đổi khác mà nguyên do của vấn đề này nằm trong tầm kiểm soát của các chuyên gia thương hiệu. Doanh số bán sô cô la sữa đang trì trệ khi người tiêu dùng bắt đầu có ý thức về sức khoẻ hơn. Các nhà sản xuất cũng thay đổi để bắt kịp với các trào lưu thực phẩm cao cấp ngày nay bằng việc quảng bá với những từ như hữu cơ, tự nhiên, giàu cacao và có nguồn gốc đơn.

Rất khó cưỡng lại sức hấp dẫn của sô cô la. Một cửa hàng sô cô la ở Bruges, Bỉ. Ảnh: Alamy Stock Photo

Mặc dù thành phần ghi trên bao bì của chúng không nói vậy, nhưng thông điệp mà chúng ta được tiếp nhận vẫn là: loại sô cô la mới đã được cải tiến này, đặc biệt là nếu nó có màu tối thì luôn tốt cho sức khỏe của bạn. Nhiều người đã tin vào những lời quảng cáo này mà không hề nghi ngờ về tính xác thực của chúng. Vậy sự thay đổi giống kì diệu đã đạt được tiêm nhiễm vào tâm trí chúng ta như thế nào?

"Các nghiên cứu được tài trợ bởi ngành công nghiệp có xu hướng thiết lập các câu hỏi để đem lại kết quả như họ mong muốn – Marion Nestle".

Cơ sở của vấn đề này là do các nhà sản xuất sôcôla đã đổ tiền rất lớn vào việc tài trợ cho các công trình nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng. Các nghiên cứu này đều đã bị thao túng cả về khâu chuẩn bị và giải thích từ ngữ để đem đến kết quả tích cực trong doanh thu của các ngành công nghiệp thực phẩm suốt 20 năm qua.

Ví dụ, các nghiên cứu xuất bản năm ngoái cho thấy những người tiêu dùng sô cô la có thể giảm nguy cơ đau tim và những phụ nữ ăn sô cô la ít bị tai biến mạch máu não hơn. Việc tiêu thụ chất được gọi là flavanol trong cacao cũng có tác dụng giảm huyết áp. Nghiên cứu vào năm 2016 cũng đưa ra kết quả rằng ăn sô cô la cũng giúp giảm nguy cơ suy giảm nhận thức ở những người từ 65 tuổi trở lên, trong khi tiêu thụ flavanol trong cacao có liên quan đến sự cải thiện độ nhạy cảm insulin và cấu hình lipid có liên quan đến bệnh tiểu đường và các bệnh tim mạch.

Ảnh: Bryan Mayes

Những nghiên cứu như vậy đã tạo ra hàng trăm bài báo từ vô số các phương tiện truyền thông. Báo chí và truyền hình đã phóng đại các phát hiện của họ và bỏ qua các chi tiết quan trọng và các cảnh báo liên quan. Quan trọng hơn, những nghiên cứu gần đây nhất đã sử dụng lượng flavanol cao hơn so với các sản phẩm thông thường trên thị trường.

Ví dụ, một nghiên cứu huyết áp yêu cầu người tham gia tiếp nhận trung bình 670mg flavanol trong khi một người bình thường phải tiêu thụ khoảng 12 thanh sô cô la đen 100g tiêu chuẩn hoặc khoảng 50 thanh sô cô la sữa mỗi ngày để có được lượng flavanols trên.

Giáo sư Marion Nestle – một nhà khoa học dinh dưỡng tại Đại học New York – đã sử dụng từ “phóng đại dinh dưỡng” để mô tả “những nghiên cứu giật gân về một thực phẩm hoặc chất dinh dưỡng dựa trên một nghiên cứu sơ bộ, nhấn mạnh rằng chúng chỉ là “sơ bộ” mà thôi”. Bà chỉ ra rằng hầu hết các nghiên cứu về sô cô la và sức khỏe đều nhận được tài trợ từ các ngành công nghiệp liên quan, nhưng các nhà báo đã không nhấn mạnh điều này. Bà nói: “Nghiên cứu do các doanh nghiệp tài trợ có xu hướng thiết lập những câu hỏi nhất định nhằm mang lại kết quả mong muốn và có xu hướng được giải thích theo những cách có lợi cho họ”.

Khi các công ty thực phẩm trả tiền, họ có nhiều khả năng có được các kết quả hữu ích cho công ty mình. Một số nhà điều tra Mỹ đã khảo sát 206 nghiên cứu về nước giải khát, nước trái cây, sữa và nhận thấy rằng những người đã nhận tiền tài trợ thường tạo ra những kết quả thuận lợi hoặc trung lập gấp sáu lần so với những người không nhận. Đa số các nhà khoa học dinh dưỡng đã nhận tiền từ các công ty đều phủ nhận cáo buộc.

Theo Nestle trong cuốn sách của Sự thật bất ngờ: Làm thế nào các Công ty Thực phẩm tác động đến Khoa học về những gì chúng ta ăn sẽ được công bố vào tháng 10 tới, nhà nghiên cứu này cho biết: “Các nhà khoa học cảm thấy chuyện này không ảnh hưởng đến tính toàn vẹn và chất lượng công việc của họ”.

Ảnh: fashion.sina

Công chúng cũng đã bị lừa và tin rằng sô cô la tốt cho sức khỏe thông qua những gì mà các nhà khoa học gọi là “hiệu ứng ngăn kéo”. Hai nghiên cứu trên đây (những nghiên cứu về huyết áp và sức khỏe tim mạch) là những phân tích meta, có nghĩa là họ kết hợp các kết quả nghiên cứu đã được công bố trước đây.

Vấn đề là các tạp chí khoa học, giống như các phương tiện truyền thông khác, có nhiều khả năng xuất bản những phát hiện ám chỉ rằng sô cô la lành mạnh hơn là những kết luận rằng nó không tốt cho sức khỏe. Tiến sĩ Duane Mellor – môt nhà dinh dưỡng học tại Đại học Coventry – nghiên cứu về cacao và sức khoẻ, nói: “Có một sự thiên vị trong việc không báo cáo những kết quả tiêu cực”.

Sau đó, vấn đề là, không giống như trong các cuộc thử nghiệm thuốc, những người tham gia các nghiên cứu về sô cô la thường biết liệu họ đang được cho sô cô la hay giả dược (loại chất không có tác dụng chữa bệnh nhưng được mang hình dáng dược phẩm và được giới thiệu là có tác dụng chữa bệnh). Hầu hết mọi người có kỳ vọng tốt về sô cô la vì họ thích chúng nên họ sẽ bị ảnh hưởng bởi niềm tin cá nhân hơn cả quan niệm của số đông. Vì vậy, thông qua một số hiệu ứng và điều kiện, họ sẽ có những phản ứng tích cực sau các cuộc thử nghiệm ấy. Ví dụ, họ sẽ được thư giãn, tăng cường hàm lượng endorphin và chất dẫn truyền thần kinh và do đó dẫn đến những lợi ích sinh lý ngắn hạn.

Vậy khi nào và tại sao các công ty sô cô la lại quan tâm đến việc sử dụng khoa học như một công cụ tiếp thị? Câu trả lời phụ thuộc vào người mà bạn muốn hỏi.

Trong những năm 1990, các nhà khoa học đã trở nên quan tâm đến một nghịch lý ở Pháp. Đó là hiện nay, tỷ lệ bệnh tim ở Pháp thấp dù chế độ ăn quốc gia có nhiều chất béo bão hòa. Một lời giải thích được đề xuất là do lượng tiêu thụ flavanols ở đây tương đối cao. Lượng flavanols này được tìm thấy trong rượu vang đỏ, trà và cacao với liều lượng cao, có liên quan đến việc ngăn ngừa tổn thương tế bào.

Các nhà nghiên cứu Mỹ từng gây ra một cơn sốt vào thời điểm chuyển giao thế kỷ này khi họ kết luận rằng người Kuna ở ngoài bờ biển Panama có huyết áp và tỷ lệ bệnh tim mạch thấp vì họ đã uống hơn 5 chén cacao giàu chất flavanol mỗi ngày.

Điều này đã kích thích các nghiên cứu về ngành công nghiệp sô cô la. Tuy nhiên, vào năm 2000, một tài liệu của Channel 4 báo cáo về việc sử dụng lao động trẻ em và chế độ nô lệ trong hoạt động sản xuất cacao ở Ghana và Bờ Biển Ngà – nguồn cung cấp của hầu hết sô cô la trên thế giới – đã làm dấy lên làn sóng phản ứng tiêu cực từ các phương tiện truyền thông và công chúng.

Ảnh: Science | HowStuffWorks

Một số người cho rằng ngành công nghiệp này đổ tiền vào khoa học vào thời điểm đó để thu hút sự chú ý từ phía Tây Phi. Michael Coe, một nhà nhân chủng học của Đại học Yale nay đã về hưu, cho biết: “Những nỗ lực của nhiều công ty sô cô la lớn nhằm chứng minh chúng có lợi sức khỏe đã bắt đầu cùng với sự phản đối kịch liệt về việc sử dụng lao động trẻ em và nô lệ. Một số trong đó là các nghiên cứu khoa học hợp pháp, nhưng đã bị thao túng – ít nhất là một phần nào đó – bởi sự cần thiết phải nói những điều tích cực về sô cô la”.

Cuộc nghiên cứu này đã làm rõ rằng những lợi ích sức khỏe của sô cô la đen là không có thực.

Tuy nhiên, từ năm 2007, Liên minh Châu Âu đã thắt chặt các quy định về dinh dưỡng và các báo cáo về sức khỏe. Các nghiên cứu về lợi ích sức khoẻ của các sản phẩm sô cô la đen trên thị trường là không thực tế vì hàm lượng flavanol của chúng khá thấp.

Các nhà sản xuất sôcôla cũng đã sử dụng chiến lược cổ điển của công ty, sử dụng các nhà vận động hành lang bên thứ ba để gây nên các tranh cãi khoa học ngụy tạo. Khoa học, về bản chất, bằng cách tính xác suất, không phải là sự chắc chắn tuyệt đối. Sự phóng đại của những sự không chắc chắn ấy đã được can thiệp bởi các công ty thuốc lá vào những năm 1950 và sau đó được sao chép bởi các ngành công nghiệp amiăng và dầu mỏ.

Ảnh: Shutter Stock

Các nhà sản xuất sô cô la đã thực hiện điều này thông qua các nhóm vận động hành lang như Viện Khoa học Đời sống Quốc tế (ILSI) có trụ sở tại Washington. Theo đó, họ đã vận động chống lại việc dán nhãn đường bổ sung ở Mỹ và phản đối khuyến nghị vào năm 2015 của Tổ chức Y tế Thế giới rằng mỗi người chỉ nên tiêu thụ ít hơn 10% tổng năng lượng mỗi ngày từ các loại đường tự do (đường tự do bao gồm tất cả các loại đường phụ gia được thêm vào thực phẩm, cộng với đường tự nhiên có trong mật ong, xi rô và nước ép trái cây)

Các phương tiện truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà sản xuất sô cô la lợi dụng sự thiếu hiểu biết của chúng ta về khoa học dinh dưỡng. Trong một công bố năm 2015, các phóng viên truyền hình Đức đã thiết lập một cuộc nghiên cứu kéo dài ba tuần, trong đó họ yêu cầu một nhóm tình nguyện viên theo chế độ ăn có lượng carb thấp và một nhóm khác cũng theo chế độ đó nhưng ăn thêm một thanh sô cô la mỗi ngày, còn nhóm thứ ba ăn uống theo chế độ bình thường của họ.

Cả hai nhóm theo chế độ low-carb đều giảm trung bình 2,3kg, nhưng nhóm ăn sô cô la giảm cân nhanh hơn. Bằng cách đo 18 điều khác nhau ở một số ít người, các nhà nghiên cứu này đã làm cho kết quả của mình “có ý nghĩa thống kê” nhưng lại ngụy tạo lợi ích của việc ăn sô cô la.

Ảnh: NPR

Các nhà lưu trữ quốc tế về Y học Nội khoa đã đồng ý công bố một bài báo viết vội vã trong vòng 24 giờ sau khi nhận được khoản phí 600 Euro. John Bohannon, nhà sinh vật học thuộc Đại học Harvard và nhà khoa học trong bài báo bị cho là ngụy tạo này đã đưa ra một thông cáo báo chí. Trong vài ngày, các câu chuyện đã được xuất bản ở hơn 20 quốc gia. The Mail Online, Daily Express, Daily Star và Bild là những trang tin tức đã đăng tải lời phát biểu này.

Bohannon cho biết: “Tôi thực sự xấu hổ vì những đồng nghiệp của mình. Đây là những người đã đưa toàn bộ các thông cáo báo chí và hầu như không bao giờ kêu gọi các nguồn bên ngoài. Trong cuốn sách của tôi, đó thậm chí không phải là một bài báo. Nó chỉ là một phần mở rộng của một chiến dịch quảng cáo”.

Theo Lâm An – Elle.vn

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sự thật 'đen tối' có thể bạn chưa biết đằng sau những thỏi sô cô la