Mới đây, mạng xã hội xuất hiện bài đăng với nội dung là nhiều thương hiệu lớn như Channel, Hermes, Zara, Victoria’s Secret… ngưng sản xuất hoặc phá sản do đại dịch COVID-19. Vậy thì sự thật đằng sau đó thế nào?

Sự thật đằng sau thông tin các thương hiệu nổi tiếng bị phá sản, ngừng sản xuất vì COVID-19

03/07/2020, 14:00

Mới đây, mạng xã hội xuất hiện bài đăng với nội dung là nhiều thương hiệu lớn như Channel, Hermes, Zara, Victoria’s Secret… ngưng sản xuất hoặc phá sản do đại dịch COVID-19. Vậy thì sự thật đằng sau đó thế nào?

Thông tin được chia sẻ “tốc độ” trên mạng xã hội có thể được tóm gọn như sau: Victoria’s Secret tuyên bố phá sản; Zara đóng cửa 1.200 cửa hàng; La Chapelle rút 4391 cửa hàng; Chanel đã ngừng sản xuất; Hermes bị ngưng; Patek Philippe, Rolex ngừng sản xuất; Nike chuẩn bị cho giai đoạn sa thải thứ hai với tổng 23 tỷ đô; AirBnb: 12 năm nỗ lực đã bị phá hủy trong 6 tuần vì đại dịch; Starbucks cũng tuyên bố đóng cửa vĩnh viễn 400 cửa hàng của họ.

Có thể thấy sự quan tâm của mạng xã hội với các thương hiệu lớn và tác động của đại dịch đến nền kinh tế, việc kinh doanh của các thương hiệu mạnh mẽ đến mức nào. Đại dịch quả là đáng sợ nhưng liệu thông tin cho đúng như chia sẻ?

1. Victoria s Secret không phá sản, chỉ đóng cửa các cửa hàng

Các chân dài đình đám trong một quảng cáo của Victoria s Secret

Theo Business Insider, Victoria s Secret quả thực đã mất khả năng thanh toán và được đưa vào tình trạng "tái quản lý" và đang trên bờ vực phá sản chứ chưa phá sản. Và nếu tái quản lý, tái cơ cấu thì hãng nội y vẫn có thể vực dậy.

Hồi cuối tháng 7, USA Today đưa tin hãng nội y Mỹ có kế hoạch đóng cửa 250 cửa hàng ở Canada và Mỹ. Riêng tại thị trường Anh thì Victoria’s Secret quả là khó khăn thật sự. Chuỗi bán lẻ mới nhất của Victoria s Secret rời khỏi TTTM Richmond; Victoria s Secret không còn ở TTTT Regency. Và đang có thông tin một số công ty lớn đang quan tâm đến việc mua lại Victoria’s Secret ở Anh để “giải cứu. Tuy nhiên, việc kinh doanh của Victoria’s Secret lao dốc không phải do COVID-19 là thủ phạm chính. Trong mấy năm gần đây, thương hiệu này đã rơi vào tình trạng khó khăn, doanh thu sụt giảm, nhiều cửa hàng đóng cửa, thậm chí năm ngoái show diễn nội y được trông đợi nhất trong năm cũng bị hủy bỏ.

2. Zara có đóng cửa cửa hàng nhưng để tập trung mở lớn hơn

Zara đóng cửa 1.200 cửa hàng để tập trung mảng online và mở 450 cửa hàng khác quy mô hơn - Ảnh: rfi.fr

Việc Zara đóng cửa 1.200 cửa hàng không có gì sai. Hôm 11.6, ông chủ của Zara tuyên bố sẽ đóng cửa vĩnh viễn 1.200 cửa hàng vì ảnh hưởng của đại dịch. Zara thừa nhận sự ảnh hưởng của đại dịch đến việc kinh doanh của mình. Nhưng 1.200 cửa hàng này chủ yếu nằm ở khu vực châu Á và châu Âu, chiếm khoảng 16% toàn bộ các cửa hàng trên toàn thế giới của thương hiệu. Tuy nhiên, việc đóng cửa hàng này để tập trung cho mảng kinh doanh online trực tuyến và để mở 450 cửa hàng khác quy mô hơn.

3. Chanel ngừng sản xuất?

Người mẫu trong BST Chanel Cruise 2021 của Channel

Theo WWD, Chanel có ngừng sản xuất nhưng điều này chỉ xảy ra vào tháng 3, và thời gian tạm ngưng sản xuất trong khoảng 2 tuần tại 3 nhà máy tại châu Âu. Riêng các khu vực khác vẫn hoạt động bình thường tuy nhiên, việc sản xuất có giảm. Tin gần đây nhất là BST Chanel Cruise 2021 của thương hiệu đã không thể tổ chức như dự kiến ban đầu ở đảo Capri của Ý cũng chỉ vì đại dịch coronavirus. Sau đó, Chanel đã tổ chức ra mắt BST trên web, trở thành thương hiệu thời trang xa xỉ đầu tiên trên thế giới ra mắt BST trên nền tảng kỹ thuật số.

4. Hermès có ngưng sản xuất như “lời đồn”?

Có thể nói, bị tác động tiêu cực bởi đại dịch coronavirus thì Hermès cũng như nhiều thương hiệu khác. Theo báo cáo tài chính mới nhất của tập đoàn thì doanh thu quí 1 của năm chỉ đạt 1,61 tỷ USD, giảm 1,74 tỷ USD so với năm ngoái. Và cũng như Chanel, Hermès tạm đóng cửa trong thời gian ngắn, đến hết tháng 3 do tác động của đại dịch những đến tháng 4, Hermès trở lại mạnh mẽ với thông tin đạt doanh thu kỷ lục, 2,7 triệu đô trong ngày đầu tiên mở cửa trở lại ở Quảng Châu, Trung Quốc.

Ngay cả nhà máy sản xuất nước hoa của thương hiệu cũng không đóng cửa. Thế nhưng, hãng thời trang danh tiếng này đã nhanh chóng “thức thời”, chuyển sang sản xuất gel rửa tay hỗ trợ chống dịch.

Một chiếc tui Birkin bằng da cá sấu bạch tạng được mang đấu giá ở Pháp - Ảnh: Reuters

"Bất chấp làn sóng thắt lưng buộc bụng vì đại dịch COVID-19, giá túi xách Hermès Birkin cũ vẫn tăng đều", đó là thông tin mà truyền thông nói về Hermès. Trong giới thời trang hàng hiệu, chắc hẳn ai cũng biết giá trị của loại túi xách Birkin của Hermès. Và mặc cho mức giá ở mức trên trời, thậm chí là cao hơn ở các tiệm bán đồ cũ nhưng danh sách người chờ đợi để mua chiếc túi Birkin của Hermès vẫn dài vô tận…

5. Rolex đóng cửa?

Ngôi sao bóng đá Cristiano Ronaldo và chiếc đồng hồ đắt giá nhất trong lịch sử của Rolex

Với Rolex, quả thực thương hiệu có đóng cửa, tuy nhiên đó là các nhà máy tại Geneva, Bienne và Crissier với thời gian chỉ vỏn vẹn 10 ngày trong tháng 3 do đại dịch COVID-19. Tin mới nhất về thương hiệu đồng hồ trứ danh này là CLB du thuyền Costa Smeralda và Nautor s Swan sẽ cùng với Rolex tổ chức Cup Rolex Swan Cup 2020 từ ngày 7 – 13.9.2020 và siêu sao bóng đá Cristiano Ronaldo hiện đang là chủ sở hữu của chiếc đồng hồ Rolex đắt nhất trong lịch sử có giá 11 tỷ được làm từ vàng trắng 18 karat, 30 cara kim cương trắng trên vòng đeo tay và mặt đồng hồ.

6. Starbucks tuyên bố đóng cửa vĩnh viễn 400 cửa hàng?

Staburks đóng cửa nhiều cửa hàng là việc bình thường

Thông tin này đã được truyền thông đăng tải trước đó. Việc đóng cửa chiếm khoảng 2% tổng số địa điểm tại Mỹ của chuỗi cà phê. Tuy nhiên, Staburks đóng cửa hàng là không phải là chuyện lạ vì trung bình mỗi năm thương hiệu đóng cửa khoảng 100 cửa hàng. Cách đây 12 năm, Starbucks bị bật ra khỏi thị trường Úc, đóng cửa đến 2/3 chuỗi cửa hàng tại đây. Theo CNN, Starbucks sẽ mở thêm vài trăm cửa hàng tại Mỹ trong năm nay nhưng kế hoạch này chỉ còn lại phân nửa số lượng cửa hàng với quy mô lớn và sáng tạo hơn, đồng thời mở rộng mô hình “take away”.

7. AirBnb cũng “tiêu tan”

Với AirBnb, COVID-19 chỉ là giọt nước cuối cùng khiến thương hiệu "tan tành mây khói"

"Chúng tôi đã mất 12 năm để xây dựng Airbnb và mất gần như tất cả mọi thứ chỉ trong 4 đến 6 tuần" - đây đúng là những gì Brian Chesky, CEO của AirBnb xác nhận điều này trong một cuộc phỏng vấn trên CNBC. “Ngành du lịch đang thay đổi. Tôi không muốn nói rằng hành trình đã kết thúc, nhưng đúng hơn là mô hình mà chúng ta biết đã chết và sẽ không quay trở lại. Giờ đây, điều mà mọi người lựa chọn thường là lên ôtô, lái xe vài km đến một cộng đồng nhỏ và ở trong một ngôi nhà", vị CEO này chia sẻ.

Tuy nhiên, nếu tìm hiểu sâu hơn, thương hiệu này không cần phải đến khi đại dịch COVID-19 bùng nổ thì mới chết.Trong nhiều năm qua, AirBnb luôn báo cáo lỗ vốn. Theo báo cáo kết quả kinh doanh mới đây, Airbnb thông báo đã lỗ hàng trăm triệu USD, dự kiến doanh thu năm nay sẽ thấp hơn một nửa so với năm 2019. Theo thống kê, AirBnb hiện có hơn 2 triệu chỗ nghỉ tại hơn 190 quốc gia và 34.000 thành phố trên khắp thế giới. Ước tính, các chủ nhà đã đón tiếp hơn 40 triệu lượt khách.

Nhật Hạ

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
6 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sự thật đằng sau thông tin các thương hiệu nổi tiếng bị phá sản, ngừng sản xuất vì COVID-19