Ngành nông nghiệp An Giang đã đưa trái xoài lên sàn thương mại điện tử, đồng thời mời gọi doanh nghiệp đến ký hợp đồng thu mua xoài cho nông dân, hiện đã gắn kết tiêu thụ với 14 doanh nghiệp tham gia tiêu thụ xoài của tỉnh An Giang.

Sau phản ánh của Một Thế Giới về việc nông dân muốn bỏ đất vì xoài rớt giá, quan chức An Giang nói gì?

Tô Văn | 23/02/2022, 10:32

Ngành nông nghiệp An Giang đã đưa trái xoài lên sàn thương mại điện tử, đồng thời mời gọi doanh nghiệp đến ký hợp đồng thu mua xoài cho nông dân, hiện đã gắn kết tiêu thụ với 14 doanh nghiệp tham gia tiêu thụ xoài của tỉnh An Giang.

Sáng 23.2, ông Nguyễn Văn Hiền – Chi cục trưởng Chi cục TT-BV-TV (thuộc Sở NN-PT-NT, tỉnh An Giang) cho biết, việc ùn tắc ở cửa khẩu Lạng Sơn cũng đã gây ít nhiều khó khăn cho việc tiêu thụ, xuất khẩu xoài, cũng như nhiều loại trái cây khác của tỉnh An Giang nói riêng và cả nước nói chung.

“Vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch sản xuất và tiêu thụ cây ăn trái năm 2022; Kế hoạch phát triển vùng sản xuất chuyên canh và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cây ăn trái tỉnh An Giang giai đoạn 2021 – 2025 nhằm định hướng sản xuất và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cây ăn trái của tỉnh”, ông Hiền nói.

2-xdl.jpg
Hiện giá xoài Đài Loan đang giảm giá mạnh, nông dân ngồi trên đống lửa - Ảnh: Tô Văn

Ông Hiền thông tin thêm, để giảm thiểu việc ùn tắc hàng hóa ở các cửa khẩu (trong đó có cửa khẩu Lạng Sơn), ngành nông nghiệp tỉnh đã tăng cường các giải pháp tiêu thụ xuất khẩu xoài theo con đường chính ngạch thông qua việc cấp mã số vùng trồng.

Hiện đã cấp 139 mã số xoài/150 mã số cây ăn trái tiêu thụ các thị trường Trung Quốc và các thị trường khác như Mỹ, Nhật Bản, Úc, EU, Hàn Quốc…

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp tỉnh đã chủ động thực hiện kế hoạch chuyển đổi diện tích trồng cây ăn trái, định hướng phát triển vùng sản xuất theo yêu cầu của thị trường, của doanh nghiệp như giảm diện tích sản xuất xoài tượng xanh (xoài ba màu), chuyển đổi giống sang các loại cây ăn trái khác như xoài keo, xoài Thái, cát Hòa Lộc, cát chu, nhãn, na Thái… nhằm ít bị phụ thuộc, ảnh hưởng thị trường Trung Quốc và đa dạng mở rộng thị trường trường tiêu thụ, hướng đến tiêu thụ xuất khẩu chính ngạch.

1-xdl(1).jpg
Ngành nông nghiệp An Giang vào cuộc và đã gắn kết với 14 doanh nghiệp tham gia tiêu thụ xoài - Ảnh: Tô Văn

Ngoài ra, ngành nông nghiệp tỉnh cũng đã tổ chức tập huấn nông dân, thúc đẩy sản xuất an toàn, bền vững theo tiêu chuẩn được chứng nhận, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, đặc biệt sản phẩm xoài đến nay đã chứng nhận 793 ha đạt tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap…góp phần đẩy mạnh tiêu thụ trong nước.

“Hiện chúng tôi đã phối hợp với Sở Công thương, Sở TT-TT đưa trái xoài lên sàn thương mại điện tử, đồng thời mời gọi doanh nghiệp đến ký hợp đồng thu mua xoài cho nông dân và đã gắn kết tiêu thụ với 14 doanh nghiệp tham gia tiêu thụ xoài của tỉnh An Giang”, ông Hiền khẳng định.

Trước đó, Một Thế Giới đã có bài viết về việc một số cửa khẩu tại Lạng Sơn đang ùn ứ xe container do các biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt của phía Trung Quốc nhiều ngày qua. Điều này dẫn đến hàng loạt nông sản (trong đó có xoài Đài Loan) ở An Giang giảm giá mạnh khiến nông dân sắp bỏ đất...

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bước tiến mới cho Internet Việt Nam - Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI
một giờ trước Khoa học - công nghệ
Hội thảo, Triển lãm Internet Day 2024 diễn ra tại Hà Nội với chủ đề “Bước tiến mới cho Internet Việt Nam - Bứt phá với DC, Cloud, 5G và AI”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau phản ánh của Một Thế Giới về việc nông dân muốn bỏ đất vì xoài rớt giá, quan chức An Giang nói gì?