Kể từ học kỳ năm nay, 37 trường đại học hàng đầu ở Trung Quốc sẽ chính thức đưa môn học “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc cho thời đại mới” vào giảng dạy trong chương trình đào tạo với dự kiến sẽ trở thành môn bắt buộc.

Sau môn Tư tưởng Mao Trạch Đông, sinh viên Trung Quốc sắp phải học thêm môn Tư tưởng Tập Cận Bình

Trang Nhung | 08/10/2020, 06:11

Kể từ học kỳ năm nay, 37 trường đại học hàng đầu ở Trung Quốc sẽ chính thức đưa môn học “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc cho thời đại mới” vào giảng dạy trong chương trình đào tạo với dự kiến sẽ trở thành môn bắt buộc.

Thông tin này được chính thức công bố trên ấn bản ra ngày 1.9 của tạp chí Cầu Thị (Qiushi) - tạp chí lý luận chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong số 37 trường đó có những tên tuổi lớn như ĐH Bắc Kinh, ĐH Nam Khai, ĐH Thanh Hoa... Sinh viên theo học các trường này nhìn chung sẽ được yêu cầu tham gia môn “Tư tưởng Tập Cận Bình”.

Các khóa học này sẽ được tổ chức tại Trường Chủ nghĩa Mác - một đơn vị nghiên cứu liên kết với 37 trường ĐH nói trên. Các bộ môn hướng dẫn sinh viên các khái niệm lý luận về đảng Cộng sản, đơn vị trực tiếp tham gia hoạt động.

Trước đây, sinh viên các trường phải học 4 khóa bắt buộc tại Trường Chủ nghĩa Mác, trong đó có các khóa dạy về chủ nghĩa Mác kinh điển và tư tưởng Mao Trạch Đông. Khóa học về tư tưởng Tập Cận Bình sẽ được thêm vào nội dung chương trình này. Quyết định có vẻ như một sự kiện nhằm chuẩn bị cho dịp kỷ niệm tròn 100 năm thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong tháng 7.2021.

mot-tam-poster-in-hinh-chu-tich-trung-quoc-tap-can-binh-o-thuong-hai.jpg
Poster in hình Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Thượng Hải - Ảnh: Reuters

Tư tưởng của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình được biểu quyết để đưa vào Điều lệ đảng tại phiên bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 của ĐCSTQ ngày 24.10.2017, khiến ông trở thành nhà lãnh đạo thứ hai trong lúc còn sống, sau Mao Trạch Đông, được đưa tư tưởng kèm tên tuổi của mình vào điều lệ đảng.

Việc đưa tên và tư tưởng của Tập Cận Bình vào Điều lệ ĐCSTQ mang đến cho ông địa vị ngang hàng với Mao Trạch Đông – người cha lập quốc của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cũng như Đặng Tiểu Bình – kiến trúc sư của tiến trình hiện đại hóa Trung Quốc. Đây cũng là hai nhà lãnh đạo duy nhất được đề cập đến trong Điều lệ Đảng. Điều đó, cùng với sự bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ, khiến nhiều người lập luận rằng Tập Cận Bình là nhà lãnh đạo Trung Quốc quyền lực nhất kể từ thời Mao.

Tư tưởng Tập Cận Bình kêu gọi nâng cấp hoàn toàn sức mạnh kinh tế của quốc gia vào năm 2035 cũng như nâng cao đáng kể khả năng khoa học và công nghệ vào mốc thời gian này. Mục tiêu là đưa Trung Quốc trở thành một "nước xã hội chủ nghĩa hiện đại vĩ đại" ở thời điểm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc kỷ niệm 100 năm thành lập vào năm 2049. Tư tưởng này còn hình dung về Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) được tạo thành từ "các lực lượng đẳng cấp thế giới", có thể sánh ngang với khả năng của quân đội Mỹ vào giữa thế kỷ này.

Bài liên quan
Ông Tập Cận Bình kêu gọi phát triển không gian mạng mang tính 'bao trùm' khi rạn nứt Trung - Mỹ ngày càng lớn
Trong bài phát biểu qua video tại Hội nghị Internet thế giới thường niên, ông Tập Cận Bình đã kêu gọi phát triển không gian mạng mang tính “bao trùm” khi những rạn nứt giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng lớn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
7 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau môn Tư tưởng Mao Trạch Đông, sinh viên Trung Quốc sắp phải học thêm môn Tư tưởng Tập Cận Bình