"Với những sự kiện đã xảy ra trong thực tế, chúng ta phải quan sát và phân tích, xem xu hướng toàn cầu như thế nào. Đây mới chỉ là sự khởi đầu, sau này vẫn còn có những biến động khó lường. Sau Brexit bài học rút ra là “không có gì là không thể xảy ra”, TS Huỳnh Thế Du nhận định.

Sau Brexit, bài học rút ra cho Việt Nam là “không có gì không thể xảy ra”

Duyên Duyên | 29/06/2016, 11:33

"Với những sự kiện đã xảy ra trong thực tế, chúng ta phải quan sát và phân tích, xem xu hướng toàn cầu như thế nào. Đây mới chỉ là sự khởi đầu, sau này vẫn còn có những biến động khó lường. Sau Brexit bài học rút ra là “không có gì là không thể xảy ra”, TS Huỳnh Thế Du nhận định.

Không có gì là không thể xảy ra!

Việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) đã có nhiều tác động đến kinh tế, chính trị toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Để giảm thiểu những tác động tiêu cực và tận dụng được lợi thế từ sự kiện này, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan quản lý của Việt Nam phải bình tĩnh, linh hoạt ứng phó với những tình huống bất ngờ.

"Với những sự kiện đã xảy ra trong thực tế, chúng ta phải quan sát và phân tích, xem xu hướng toàn cầu như thế nào. Đây mới chỉ là sự khởi đầu, sau này vẫn còn có những biến động khó lường. Sau Brexit bài học rút ra là không có gì là không thể xảy ra", TS Huỳnh Thế Du - Giám đốc Đào tạo Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, nhận định.

Cũng theo ông Du, đối với các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cần phải tăng tính chủ động và tăng khả năng ứng phó với các tình huống bất ngờ. Muốn có điều này thì đòi hỏi các nhà làm chính sách phải có 2 yếu tố: năng lực tốt và khả năng nhìn nhận, đánh giá vấn đề tốt.

"Các nhà lãnh đạo Việt Nam cần cải thiện 2 yếu tố này", ông Du nói.

Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng cho rằng, Việt Nam cần có phương án ứng phó với các diễn biến không suôn sẻ như trước đây và cần sự nhẫn nại và kiên trì đối với việc Anh rời khỏi EU. Các cơ quan đối ngoại và hợp tác quốc tế cũng cần hoạt động tích cực hơn nữa.

"Đây cũng là bài học cho ASEAN, trước nay cố gắng học tập EU nhưng cũng không áp dụng được và bây giờ cần thấy sự chênh lệch quá lớn trong ASEAN như Singapore thu nhập 5.800 USD/người trong khi thu nhập bình quân đầu người tại Lào, Myanmar rất thấp nên việc đòi hỏi biện pháp, suy nghĩ đồng thuận tối đa là rất khó khăn", ông Doanh nhận định.

Chính sách khéo léo, quyết liệt có thể kéo nhà đầu tư về cho Việt Nam

Ngoài việc phải bình tĩnh, theo sát tình hình thực tế, chuyên gia Võ Trí Thành cho rằng, các nhà quản lý của Việt Nam cần phải đưa ra các quyết định, thông điệp chính sách kịp thời, thỏa đáng. Nếu có những chính sách khéo léo thì Việt Nam hoàn toàn có thể thu hút được các nhà đầu tư trong thời điểm hiện nay.

Những chính sách mà Việt Nam đưa ra cần bám sát nguyên tắc cơ bản là ổn định kinh tế vĩ mô vì điều này sẽ góp phẩn giảm thiểu rủi ro, giảm thiểu sự xáo trộn “thái quá” của thị trường và giúp thị trường có điểm cân bằng mới dài hạn hơn.

"Ổn định kinh tế vĩ mô là cách thức tốt giúp phân bổ nguồn lực hiệu quả", ông Thành đưa ra lời khuyên với các nhà quản lý.

Tuy nhiên, chuyên gia Võ Trí Thành cũng chỉ ra điểm khó về điều hành chính sách. Đó là để hấp thụ được cú sốc lớn, hạn chế những tác động tiêu cực thì chính sách vĩ mô cần uyển chuyển, linh hoạt hơn rất nhiều.

"Giữa linh hoạt chính sách, nhất là chính sách tiền tệ và tỷ giá với đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô không phải lúc nào cũng là sự lựa chọn dễ dàng", ông Thành nói.

Song theo TS Thành, có một nguyên tắc quan trọng khi rơi vào trường hợp khó khăn đó là cần phải đặc biệt lưu tâm đến việc phối hợp chính sách tiền tệ với chính sách tài khoá.

"Mặt khác, còn cần phải đảm bảo tính giải trình, sự minh bạch thông tin. Trước sự dịch chuyển mạnh của các dòng vốn, nếu khéo và quyết liệt trong cải cách, có chính sách vĩ mô thích hợp, Việt Nam lại có thể là điểm đến cho các dòng vốn đầu tư cả trực tiếp và gián tiếp trong tình hình hiện nay", ông Thành cho biết.

Duyên Duyên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau Brexit, bài học rút ra cho Việt Nam là “không có gì không thể xảy ra”