Bahrain và Sudan đã ra quyết định tuyệt giao với Iran, chỉ một ngày sau khi đồng minh lớn nhất của họ tại khu vực Trung Đông là Ả Rập Saudi tuyệt giao với Tehran.

Sau Ả Rập Saudi, thêm Bahrain và Sudan tuyệt giao với Iran

Một Thế Giới | 05/01/2016, 04:55

Bahrain và Sudan đã ra quyết định tuyệt giao với Iran, chỉ một ngày sau khi đồng minh lớn nhất của họ tại khu vực Trung Đông là Ả Rập Saudi tuyệt giao với Tehran.

Cả Bahrain và Sudan đều ra thông báo rằng các nhân viên ngoại giao của Iran có 48 giờ để rời khỏi nước họ, đồng thời tuyên bố rút nhân viên ngoại giao về nước. Động thái của Manama và Khartoum được đưa ra sau khi đồng minh quan trọng của họ là Ả Rập Saudi đưa ra quyết định tương tự.
UAE thì nhẹ hơn các nước trên khi chỉ giảm cấp độ ngoại giao bằng cách thực hiện ngoại giao qua một nước trung gian, theo al-Hadath TV. Bước đi tương đối khiêm tốn mà UAE thực hiện, là do mối quan hệ thương mại sâu rộng với Tehran bất chấp các xung đột lâu đời giữa hai quốc gia.
Động thái tuyệt giao của Ả Rập Saudi, Bahrain và Sudan với Iran được đưa ra sau khi những người biểu tình Iran giận dữ đốt phá Đại sứ quán và Lãnh sự quán của Riyadh.
Vụ tấn công đại sứ quán của Ả Rập Saudi đã làm lệch sự chú ý của dư luận quốc tế, đến việc Riyadh chặt đầu giáo sĩ đối lập Sheikh Nimr al-Nimr và 46 người khác với tội danh khủng bố.
Những cuộc tấn công đại sứ quán cũng thường diễn ra tại Iran, lần gần đây nhất là vụ tấn công Đại sứ quán Anh năm 2011 và vụ nổi tiếng nhất là vụ tấn công Đại sứ quán Mỹ hồi năm 1979.
Vụ tuyệt giao quan hệ này sẽ gây khó cho nhiều người dân Iran, những người có kế hoạch để đến Ả Rập Saudi cho chuyến hành hương. Iran cần phải kiếm thị thực cho người dân của mình để đến được Ả Rập Saudi sau nhiều năm họ dành dụm tiền để thực hiện chuyến đi.
Người đứng đầu của hệ thống tư pháp của Iran, ông Ayatollah Sadeq Amoli-Larijani, cáo buộc Ả Rập Saudi đang tàn phá trong khu vực Trung Đông qua những quyết định của mình gần đây.
"Hiện nay, thế giới Hồi giáo của chúng ta đang phải chứng kiến nhiều tội ác được gây nên bởi Ả Rập Saudi trong tất cả những khu vực đang bất ổn tại Iraq, Syria, Lebanon, Yemen và Bahrain. Chúng ta có thể thấy dấu vân tay của Ả Rập Saudi ủng hộ đối với những kẻ khủng bố", ông Amoli-Larijani cho biết với Press TV ngày 4.1.2016.
Thiên Hà (theo The Guardian)
Bài liên quan
Tỷ phú Elon Musk thành cầu nối ‘độc nhất vô nhị’ giữa hai thế lực đối lập Mỹ - Iran
Trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Iran tiếp tục chìm trong căng thẳng, tỷ phú công nghệ Elon Musk đã bất ngờ xuất hiện như một cầu nối tiềm năng, mở ra cánh cửa đối thoại mới giữa hai quốc gia đối đầu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sau Ả Rập Saudi, thêm Bahrain và Sudan tuyệt giao với Iran