“So với sân bay Western Sydney (Úc) có cùng năng suất trên 80 triệu khách/năm thì sân bay Long Thành có diện tích 5.000ha lớn gần gấp 3 lần và cấu hình 4 đường băng dài 4.000m là quá lãng phí”, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không tại Đại học Bách Khoa TP.HCM nói.

Sân bay Long Thành dùng đến 5.000ha đất là quá lãng phí?

Bùi Trí Lâm | 15/11/2019, 11:20

“So với sân bay Western Sydney (Úc) có cùng năng suất trên 80 triệu khách/năm thì sân bay Long Thành có diện tích 5.000ha lớn gần gấp 3 lần và cấu hình 4 đường băng dài 4.000m là quá lãng phí”, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không tại Đại học Bách Khoa TP.HCM nói.

Viết trên trang Facebook cá nhân, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không, Đại học Bách Khoa TP.HCM cho hay, trong Phụ lục 1 của Báo cáo số 45/BC-CP ngày 27.10.2014 của Chính phủ về việc giải trình, bổ sung về Báo cáo đầu tư dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành, thông tin về quy mô các cảng hàng không quốc tế trên thế giới hiện nay có sử dụng diện tích đất lớn tương tự hoặc lớn hơn diện tích dự án Long Thành được cố tình đưa ra một cách phiếm diện nhằm kết luận rằng: “Nhìn chung các cảng hàng không có năng suất lớn đều có quy mô từ khoảng 4.000ha đến 10.000ha, ngoại trừ Cảng hàng không quốc tế Changi (Singapore)”.

Phụ lục nêu trên viết tiếp: “Từ đó cho thấy cảng hàng không quốc tếLong Thành với diện tích quy hoạch 5.000ha là phù hợp với xu hướng phát triển chung của các cảng hàng không quốc tế lớn trên thế giới. Quy mô này được xác định trên cơ sở đầu tư xây dựng 1 sân bay cấp 4F với cấu hình 4 đường hạ cất cánh (4.000x 60m), dãn cách giữa 2 cặp đường hạ cất cánh 2.570m đảm bảo tiếp cận hạ cất cánh song song, độc lập… cũng như có khu vực dành riêng cho quân sự (1.000ha) đảm bảo an ninh quốc phòng”.

Tuy nhiên, ông Tống cho rằng trên thế giới có rất nhiều sân bay có năng suất lớn mà diện tích nhỏ lại không được Báo cáo Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành đưa ra để tham khảo. Cách trình bày một nửa sự thật như thế cũng là không khách quan không trung thực.

Chẳng hạn sân bay Heathrow (Anh) có năng suất thiết kế 80 triệu khách/năm với diện tích 1.227ha, sân bay Changi (Singapore) có năng suất thiết kế 85 triệu khách/năm với diện tích 1.300ha, sân bay Barcelona (Tây Ban Nha) có năng suất thiết kế 85 triệu khách/năm với diện tích 1.533ha, sân bay Frankfurt (Đức) có năng suất thiết kế 80 triệu khách/năm với diện tích 2.300ha.

Ông Tống cho rằng với năng suất thiết kế 80 - 100 triệu khách/năm, sân bay Long Thành chỉ cần diện tích 1.300 - 2.300ha thôi.
Cũng theo ông, sân bay mới Western Sydney (Úc) với diện tích quy hoạch 1.768ha có năng suất thiết kế 82 triệu khách/năm. Sân bay Western Sydney cũng cấp 4F với cấu hình 2 đường hạ cất cánh (3.700 x 60m), dãn cách giữa 2 cặp đường cất hạ cánh 1.900m đảm bảo tiếp cận cất hạ cánh song song, độc lập… có tấn suất tối đa 98 chuyến cất hạ cánh/giờ cao điểm và 370.000 chuyến/năm. Chiều dài đường băng cất hạ cánh 3.700m bảo đảm cho máy bay code E cất cánh với tầm bay 13.800km.

“So với sân bay Western Sydney có cùng năng suất trên 80 triệu khách/năm thì sân bay Long Thành có diện tích 5.000ha lớn gần gấp 3 lần và cấu hình 4 đường băng dài 4.000m là quá lãng phí”, ông Tống nhấn mạnh.

Trong khi đó, trình bày tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể tự tin rằng: “Không có một sân bay nào có hiệu quả tốt như sân bay Long Thành, nhất là giai đoạn 1 và giai đoạn 2, bởi vì khi hoàn thành sẽ có thể điều tiết tăng lưu lượng hành khách từ 20-25 triệu hành khách mỗi năm”.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể, đối với những sân bay khác, như sân bay Vân Đồn hay Cần Thơ, khoảng 10 năm mới được 1 triệu hành khách/năm. Nhưng riêng sân bay Long Thành, giai đoạn 1 vừa xong đã đã đảm bảo được 20-25 triệu hành khách và dự kiến đến năm 2030 sẽ tăng lên ở khu vực miền Đông Nam Bộ 85 triệu hành khách mỗi năm.

“Tổng công suất thời điểm đó của sân bay Tân Sơn Nhất và Long Thành giai đoạn 2 là 100 triệu hành khách mỗi năm. Chính vì thế, đánh giá của tư vấn hiệu quả kinh tế rất cao”, ông Thể nói.

Liên quan đến công nghệ và mỹ quan của dự án, ông Thể nhấn mạnh đã áp dụng công nghệ hiện đại nhất để thiết kế sân bay Long Thành.

“Chúng tôi đã tuyển chọn mẫu kiến trúc nhà ga và sử dụng tất cả những công nghệ hiện đại nhất hiện nay, do đó kinh phí cũng tương đối cao. Tuy nhiên, hội đồng thẩm định nhà nước sẽ xem xét, trong quá trình thực hiện nếu phát sinh thêm những công nghệ mới tốt hơn chúng tôi sẽ báo cáo Chính phủ để cập nhật để đến khi sân bay vận hành giai đoạn 1 hoặc giai đoạn 2 thì những thiết bị đó phải là hiện đại nhất trong thời điểm đó”, ông nói.

Lam Thanh
Bài liên quan
ACV sẽ dùng gần 4.000 tỉ đồng tiết kiệm để làm đường cất hạ cánh thứ 2 sân bay Long Thành
Với khoản tiết kiệm gần 4.000 tỉ đồng từ chi phí dự phòng và đấu thầu, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất đầu tư thêm một đường băng tại sân bay Long Thành ngay trong giai đoạn 1.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
8 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sân bay Long Thành dùng đến 5.000ha đất là quá lãng phí?