Samsung đề xuất được triển khai thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp. Nếu đề xuất được chấp thuận thì Samsung có thể mua điện trực tiếp từ đơn vị phát điện năng lượng tái tạo mà không phải thông qua EVN.

Samsung xin mua điện không qua EVN

Tuyết Nhung | 29/04/2021, 18:03

Samsung đề xuất được triển khai thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp. Nếu đề xuất được chấp thuận thì Samsung có thể mua điện trực tiếp từ đơn vị phát điện năng lượng tái tạo mà không phải thông qua EVN.

Trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ngày hôm nay 29.4, ông Choi Joo Ho - Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam cho biết hiện hai bên đang phối hợp triển khai hiệu quả các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, bao gồm: Chương trình đào tạo chuyên gia tư vấn Việt Nam trong lĩnh vực cải tiến sản xuất và chất lượng; Chương trình đào tạo nhân lực khuôn mẫu tại Việt Nam; Chương trình hỗ trợ tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp; Chương trình tìm kiếm nhà cung ứng tiềm năng mới.

Đặc biệt, phía Samsung cũng đề xuất được Bộ Công Thương hướng dẫn hỗ trợ Samsung Việt Nam trong việc triển khai thí điểm cơ chế DPPA (Cơ chế mua bán điện trực tiếp).

bandien(1).jpg
Bộ Công Thương dự kiến sẽ triển khai thí điểm cơ chế DPPA này trong giai đoạn 2021-2023 - Ảnh: Internet

Theo cơ chế mua bán điện trực tiếp, các khách hàng sử dụng điện sẽ có quyền trực tiếp ký kết hợp đồng và thỏa thuận giá điện với đơn vị phát điện năng lượng tái tạo mà không cần phải thông qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Hồi tháng 9.2020, nguyên Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã yêu cầu Cục Điều tiết điện lực tổng hợp ý kiến các bộ ngành liên quan về dự thảo cơ chế thí điểm mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện để chuẩn bị trình Thủ tướng.

Bộ Công Thương dự kiến sẽ triển khai thí điểm cơ chế này trong giai đoạn 2021-2023 với công suất khoảng từ 400-1.000 MW, sau đó sẽ đánh giá, tổng kết và chính thức triển khai áp dụng (từ năm 2024).

Dự án đề xuất chính sách về cơ chế hợp đồng mua bán điện trực tiếp (DPPA) do Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) phối hợp cùng Bộ Công Thương thực hiện, kỳ vọng sẽ được Chính phủ phê duyệt trong năm 2020 và bước vào triển khai thương mại chậm nhất là vào tháng 3.2021 để hoàn thành chương trình thí điểm bán lẻ điện cạnh tranh vào tháng 12.2023.

Hiện nay, giới chuyên gia và các doanh nghiệp cũng đang bày tỏ kỳ vọng vào chính sách mua bán điện trực tiếp để có sự cạnh tranh về giá và đó cũng là tiền đề cho mục tiêu giảm giá điện chưa có trong tiền lệ.

Trước đề xuất của phía Samsung, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên bày tỏ kỳ vọng các dự án hợp tác giữa Samsung. Đồng thời khẳng định, Bộ Công Thương sẽ tạo điều kiện tốt nhất trong khuôn khổ luật pháp cho Tổ hợp Samsung mở rộng hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Bài liên quan

(1) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
2 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Samsung xin mua điện không qua EVN