Rocket Lab phóng thành công vệ tinh nghiên cứu của Thụy Điển lên quỹ đạo nhưng kế hoạch dùng trực thăng tóm tầng thứ nhất của tên lửa giữa không trung của họ đã gặp trục trặc.

Rocket Lab thử nghiệm dùng trực thăng tóm tên lửa giữa không trung

Long Hải | 05/11/2022, 16:00

Rocket Lab phóng thành công vệ tinh nghiên cứu của Thụy Điển lên quỹ đạo nhưng kế hoạch dùng trực thăng tóm tầng thứ nhất của tên lửa giữa không trung của họ đã gặp trục trặc.

ten-lua.jpg
Kế hoạch dùng trực thăng tóm tên lửa đang rơi giữa không trung của Rocket Lab gặp trục trặc

Tên lửa Electron của công ty Rocket Lab đã cất cánh lúc 0 giờ 27 phút ngày 5.11 (giờ Việt Nam), khởi động sứ mệnh mà họ gọi là “Catch me if you can”. Nhiệm vụ diễn ra tốt đẹp khi Electron triển khai thành công vệ tinh MATS của Thụy Điển một giờ sau khi cất cánh. Tuy nhiên, Rocket Lab đã không thể dùng trực thăng tóm tên lửa như kế hoạch.

Công ty có trụ sở tại California này dự định sẽ dùng trực thăng tóm tầng thứ nhất của tên lửa Electron giữa không trung sau khoảng 19 phút cất cánh. Điều này giúp tầng đẩy tên lửa không bị chìm trong nước biển có tính ăn mòn, sau đó có thể dễ dàng đưa trở lại đất liền để phân tích và tái sử dụng.

Electron cao 18 mét chuyên thực hiện các vụ phóng vệ tinh nhỏ. Đến nay, tên lửa này đã thực hiện 32 nhiệm vụ nhưng chưa có khả năng tái sử dụng. Đại diện Rocket Lab cho biết việc tái sử dụng tầng thứ nhất sẽ cho phép công ty tăng tần suất bay và giảm chi phí.

Do kích thước Electron quá nhỏ nên không thể chứa đủ nhiên liệu để quay trở lại và hạ cánh thẳng đứng như tên lửa đẩy Falcon 9 và Falcon Heavy của SpaceX. Vì vậy, Rocket Lab quyết định dùng trực thăng tóm lấy dây dù của Electron bằng một chiếc móc khi tên lửa này rơi giữa không trung.

Rocket Lab đã đạt được một số bước tiến với mục tiêu tái sử dụng tên lửa. Trong một nhiệm vụ vào tháng 5 năm nay, chiếc trực thăng Sikorsky S-92 đã bắt thành công tầng thứ nhất của Electron. Tuy nhiên, các phi công đã thả nó xuống biển ngay sau đó do nhận thấy tầng thứ nhất tên lửa hoạt động khác thường. Rocket Lab trục vớt tên lửa, mang về đất liền phân tích, sửa chữa và thử nghiệm một trong 9 động cơ của nó, mang lại kết quả khả quan.

“Động cơ được tân trang lại đã vượt qua tất cả các bài kiểm tra nghiêm ngặt mà chúng tôi thực hiện cho mọi động cơ, bao gồm 200 giây đốt cháy động cơ và nhiều lần khởi động lại”, đại diện Rocket Lab cho biết. Các cuộc thử nghiệm cho thấy động cơ tạo ra lực đẩy đầy đủ và “hoạt động theo cùng tiêu chuẩn của động cơ mới được chế tạo”.

Tuy nhiên, Rocket Lab vẫn muốn giữ tầng thứ nhất của Electron tránh khỏi nước trong các nhiệm vụ. Chính vì thế, công ty đã lên kế hoạch dùng trực thăng Sikorsky bắt tầng thứ nhất của tên lửa ngày hôm nay nhưng mọi thứ đã không diễn ra.

Murielle Baker, Giám đốc truyền thông của Rocket Lab, cho biết: “Chúng tôi không mang Electron khô ráo trở về trong nhiệm vụ này do một số trục trặc về phép đo từ xa của tầng thứ nhất trong quá trình tên lửa quay trở lại Trái đất. Theo quy trình tiêu chuẩn để đảm bảo an toàn, chúng tôi cần đưa trực thăng ra khỏi khu vực tên lửa rơi. Vì vậy, chúng tôi không thể tóm tên lửa hôm nay”.

Tầng thứ nhất của tên lửa Electron đã thực hiện một vụ va chạm nhẹ ở Thái Bình Dương và Rocket Lab có kế hoạch thu hồi nó bằng thuyền. Thất bại của việc bắt tầng thứ nhất tên lửa không đánh giá cho sự thành công của toàn bộ nhiệm vụ. Electron đã thành công trong việc đưa vệ tinh MATS đến quỹ đạo được chỉ định.

MATS “là cơ sở cho sứ mệnh khoa học của SNSA nhằm điều tra sóng khí quyển và hiểu rõ hơn cách lớp trên của khí quyển Trái đất tương tác với gió và các kiểu thời tiết gần mặt đất hơn”, theo Rocket Lab. MATS ban đầu được lên kế hoạch phóng trên đỉnh một tên lửa của Nga, nhưng SNSA và nhà thầu chính sau đó đã đăng ký lại với tên lửa Electron.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
3 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Rocket Lab thử nghiệm dùng trực thăng tóm tên lửa giữa không trung