Các chuyên gia đưa ra một số gợi mở, trong đó có thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ công nghệ mới…

Thử nghiệm dịch vụ công nghệ mới, thúc đẩy sáng tạo mở và chuyển đổi số

Thu Anh | 05/11/2022, 10:10

Các chuyên gia đưa ra một số gợi mở, trong đó có thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ công nghệ mới…

Liên kết mở, phát triển ý tưởng, thu hút đầu tư

Theo hướng đổi mới sáng tạo mở với sự tham gia của các tập đoàn và Bộ KH-CN, bà Nguyễn Thị Thanh Thảo (Giám đốc Phát triển kinh doanh cấp cao tập đoàn Qualcomm) chia sẻ tại Techfest Mekong 2022: “Ngoài việc đầu tư mạnh vào tập đoàn, Qualcomm còn trực tiếp nuôi dưỡng, đào tạo phát triển và hỗ trợ các sáng kiến ở Việt Nam”.

Khi được hỏi về những xu hướng phát triển công nghệ trong các ngành tiềm năng như nông sản, thủy sản, bà Nguyễn Thị Thanh Thảo đã có nhận xét về các sản phẩm nông sản của Cần Thơ và khu vực còn chưa nhiều sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, hạn chế trong mở rộng ra thị trường quốc tế.

Theo ông Martin Kim (Trưởng văn phòng đại diện Shinhan Future’s Lab), Cần Thơ là một trong những điểm đến lý tưởng với những hoạt động nông nghiệp, thủy sản, kinh tế biển năng động, nền tảng cơ sở hạ tầng cơ bản và nét đặc trưng khác biệt so với những vùng khác. Ông Martin Kim nghĩ tới việc mở rộng thị trường tiềm năng, ứng dụng công nghệ vào sản xuất.

Ông Martin Kim nhận định tiềm năng của vùng là rất lớn nên chuỗi cung ứng là một trong những vấn đề quan trọng, cần nghĩ đến việc cung cấp như thế nào, thị trường ra sao và vận chuyển như thế nào. Đi cùng với chuỗi cung ứng, giao thông và logistic cũng là những vấn đề cần được chú trọng, quan tâm.

thu-nghiem-dich-vu-cong-nghe-moi-thuc-day-sang-tao-mo-va-chuyen-doi-so(1).jpg
Bà Nguyễn Thị Thanh Thảo (Giám đốc Phát triển kinh doanh cấp cao tập đoàn Qualcomm) - Ảnh: BTC

Về phía Sở KH-CN Cần Thơ, ông Ngô Anh Tín (Giám đốc Sở KH-CN Cần Thơ) cho biết hiện Cần Thơ có nguồn lực và đang thực hiện chia qua các dự án, đề tài từ các trường, nhà nghiên cứu. Với đầu tư trực tiếp, ông Tín đề xuất mọi người có thể đến các vườn ươm như KVIP để kết nối đầu tư, giao lưu và chia sẻ các ý tưởng.

Là người theo sát các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo, theo ông Phạm Hồng Quất (Cục trưởng Cục Phát triển thị trường doanh nghiệp KH-CN, Bộ KH-CN), Cần Thơ không nên chỉ tập trung vào 1 hoặc 2 vườn ươm, khu công nghiệp mà cần liên kết mở các viện/trường, thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp để xây dựng và phát triển vườn ươm, phát triển ý tưởng và thu hút đầu tư.

Đặc biệt, cần ứng dụng mô hình đổi mới sáng tạo mở, mở trong các viện/trường để phát triển ý tưởng, mở trong các vườn ươm công nghiệp, chào đón tất cả mọi người đến và kết nối đầu tư. Và liên kết mở các vươn ươm ở trường đại học để lấy nhân lực, đầu tư để phát triển sản phẩm đưa ra quốc tế.

Ông Quất cũng đưa ra một số gợi mở như giải quyết các bài toán của ngành kinh tế phát triển các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đưa mô hình startup giải quyết bài toán khu vực SMEs; thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ công nghệ mới…

Để làm được những điều trên, ông Quất cho rằng nơi đây cần chú trọng phát triển con người - phát triển hệ thống; liên kết với các Làng trong Techfest; truyền thông về đổi mới sáng tạo mở…

thu-nghiem-dich-vu-cong-nghe-moi-thuc-day-sang-tao-mo-va-chuyen-doi-so(1).png
Mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0 - Ảnh: Internet

Thúc đẩy chuyển đổi số toàn vùng

Tại Hội thảo “Thúc đẩy chuyển đổi số ở Đồng bằng sông Cửu Long”, Thứ trưởng Bộ TT-TT Phan Tâm cho biết Nghị quyết số 13/NQ-TW của Bộ Chính trị đánh giá kinh tế - xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long còn những hạn chế, bất cập và gặp nhiều khó khăn, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế.

Tăng trưởng kinh tế vùng đang chậm lại, ô nhiễm môi trường gia tăng, tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng đang bị suy thoái, các trung tâm tiếp vận hậu cần lớn chưa được hình thành, xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm nông thuỷ sản giá trị gia tăng thấp… Vùng còn đang phải đối mặt với biến đổi khí hậu, xâm nhập mận, thay đổi dòng chảy sông Mekong ảnh hưởng ngày càng nặng nề.

Theo Thứ trưởng Phan Tâm, chuyển đổi số để cơ cấu lại kinh tế vùng gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn dựa trên hệ sinh thái. Chuyển đổi số được xác định là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài của toàn vùng.

Thứ trưởng Phan Tâm gợi ý nên chuyển đổi số bằng cách ứng dụng “Bác sĩ AI” có thuật toán khám, chẩn đoán bệnh nhanh, chính xác, hoàn toàn tự động; triển khai nền tảng tư vấn, khám chữa bệnh từ xa để mỗi người dân có một bác sĩ riêng, được kết nối các bệnh viện Trung ương và địa phương, sử dụng bác sỹ tốt nhất cho người dân trong vùng. Mỗi người dân một sổ sức khỏe điện tử theo suốt cuộc đời.

Lĩnh vực giáo dục có thể thực hiện chuyển đổi số bằng cách chọn nền tảng dạy, học trực tuyến, học sinh nông thôn cũng được giảng dạy bởi giáo viên tốt nhất ở thành thị hoặc ở nước ngoài, học sinh mọi miền đều có cơ hội tiếp cận học liệu như nhau.

Được biết, Cần Thơ cũng đã thành lập Ban chỉ đạo về Chuyển đổi số cấp thành phố. Các ngành, địa phương cũng đã thành lập Ban Chỉ đạo, Tổ công tác, thành lập Tổ Công nghệ số cộng đồng tại các địa phương để triển khai thực hiện...

Bài liên quan
Thừa Thiên – Huế: Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số
Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế tiến hành phân tích, tìm hướng đi đúng nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển chính quyền số, xây dựng xã hội số, phát triển kinh tế số trong các ngành, lĩnh vực.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
3 giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thử nghiệm dịch vụ công nghệ mới, thúc đẩy sáng tạo mở và chuyển đổi số