“Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) số 905/4 - QSDD/VQ cấp ngày 23.3.2004 cho ông Đoàn Thành Nghiệp và bà Lâm Ngọc Điệp của UBND thị xã Rạch Giá (nay là TP.Rạch Giá) là thiếu cơ sở pháp luật”, luật sự Đặng Anh Đức cho biết.

Rạch Giá có sai luật khi cấp 'sổ đỏ' cho người không đủ điều kiện?

Ngọc Thạnh | 30/06/2017, 22:02

“Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) số 905/4 - QSDD/VQ cấp ngày 23.3.2004 cho ông Đoàn Thành Nghiệp và bà Lâm Ngọc Điệp của UBND thị xã Rạch Giá (nay là TP.Rạch Giá) là thiếu cơ sở pháp luật”, luật sự Đặng Anh Đức cho biết.

>>>Bài 1:Nguồn gốc đất mập mờ vẫn được cấp sổ đỏ?

>>>Bài 2:Vì sao UBND Rạch Giá kiên quyết cưỡng chế gia đình chính sách?

Xin được tóm tắt lại sự việc báo Một Thế Giới đã thông tin, từ năm 1978, gia đình bà Lê Thị Ơi lên ở nhờnhà ông Trần Ngọc Anh, cạnh hầm cá, đồng thời trông chừng hầm cá cho ông Trần Ngọc Anh. Đến năm 1996, ông Nguyễn Hùng Dũng mua lại toàn bộ khu đất trên. Sau đó ông Dũng bán lại cho gia đình bà Ơi toàn bộ khu đất với số tiền là 3.600.000 đồng.

Ông Dũng hiện đang cư ngụ tại số 401/2 Mạc Cửu, P.Vĩnh Quang, TP.Rạch Giá, đã xác nhận toàn bộ khu đất này là ông bán cho bà Ơi sau khi mua lại từ ông Trần Ngọc Anh.

Giấy xác nhận này ông Dũng viết ngày 24.2.2000 ghi rất rõ: “Tôi bằng lòng giao lại cho bà Ơi ao hầm, vì trước đó bà Ơi đã ở đó cho nên tôi nhượng lại cho bà Ơi số tiền là 3.600.0000 đồng. Khi nhận tiền tại Ủy ban phường Vĩnh Thanh”.

Ngoài ra, sau khi bà Ơi khiếu kiện vì ông Dũng mua lại hầm cá từ vợ chồng ông Anh có cả nền đất cả gia đình đang ở đã được mua 4.000 đồng. Ngày 20.7.1992, tại UBND phường Vĩnh Thanh đã tiến hành hòa giải giữa các bên và có xác lập biên bản hòa giải.

Nội dung trong biên bản hòa giải ngày 20.7.1992 cũng thể hiện rõ, gia đình bà Ơi trả số tiền 3.600.000 đồng thì thửa đất này sẽ để lại cho gia đình bà Ơi sử dụng. Việc giao số tiền này có sự chứng kiến của lãnh đạo UBND phường Vĩnh Thanh.

Các giấy tờ liên quan đến khu đất mà bà Ơi cung cấp có đầy đủ các cơ sở để chứng minh đất trên là do gia đình ba mua chứ không phải là ông Nghiệp.

Như vậy, việc gia đình bà Ơi mua lại khu đất trên là hợp pháp và được chính quyền sở tại thời điểm đó thừanhận.

Tuy nhiên, sau gần 20 năm (1978-1996) sinh sống trên diện tíchđó, gia đình nhà bà Ơi vẫn không được cấp GCNQSDĐ. Thay vào đó, như báo Một Thế Giới đã thông tin, GCNQSDĐlại được cấp cho ông Đoàn Thành Nghiệp, một người không hề có liên quan gì đến khu đất.

Nói về vấn đề này, luật sư Đặng Anh Đức,Đoàn Luật sư TP.Hà Nội nhận định:

Trong Quyết định giải quyết khiếu nại số 183/QĐ-UB của UBND thị xã Rạch Giá, chỉ căn cứ duy nhất vào tờ Giấy biên nhận ngày 20.7.1992 của ông Quách Thiện Tâm chồng bà Ơi viết với nội dung: “ông Tâm có nhận số tiền của chú Mười Nghiệp. Số tiền là ba triệu sáu trăm ngàn đồng 3.600.000 đồng để san cái hầm cá dùm cho chú Mười Nghiệp”.

Giấy biên nhận số tiền 3.600.000 đồng từ ông Nghiệp của ông Tâm chồng bà Ơi được viết vào ngày 20.7.1992

Từ căn cứ trên, UBND thị xã Rạch Giá đưa ra nhận định, việc ông Đoàn Thành Nghiệp có bỏ tiền ra nhờ vợ chồng bà Ơi mua giùm đất trên là có thật; bà Ơi cho rằng chỉ mượn tiền ông Nghiệp để mua đất trên chứ không mua đất giùm cho ông Nghiệp là không có cơ sở vì biên nhận và tờ cam kết ngày 20.7.1992 do ông Tâm chồng bà Ơi ghi rõ nội dung vợ chồng bà Ơi nhận tiền của ông Nghiệp để mua giùm đất trên cho ông Nghiệp”, là một nhận định thiếu cơ sở pháp luật.

Bởi lẽ nội dung giấy biên nhận này thể hiện chỉ thể hiện việc vay mượn, nhận tiền của ông Tâm với ông Mười Nghiệp, chứng minh được nguồn tiền mà gia đình bà Ơi có được để nhận chuyển nhượng lại thửa đất từ ông Dũng. Không thể cho rằng đây là chứng cứ chứng minh ông Nghiệp nhờ gia đình bà Ơi đứng chuyển nhượng đất nên thửa đất này thuộc quyền sử dụng của ông Nghiệp.

Theo luật sư Đức việc cấp GCNQSDĐ số 905/4 QSDD/VQ cấp ngày 23.3.2004 cho ông Đoàn Thành Nghiệp và bà Lâm Ngọc Điệp của UBND thị xã Rạch Giá đã vi phạm nghiêm trong trong các quy định của Luật đất đai.

Cụ thể, theo Khoản 4, Điều 50 Luật đất đai năm 2003 đã quy định rõ về điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng: “Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệtđã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.”

Quy định về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cán bộ địa chính phải đến tận nơi để thẩm tra, đánh giá tình hình sử dụng đất. Trong thực tế, gia đình bà Ơi đã sinh sống, sử dụng trên thửa đất này suốt từ năm 1978 cho đến nay, còn vợ chồng ông Nghiệp không hề sinh sống trên đất hay có công sức tôn tạo, quản lý đất.

Từ tháng7.1996, gia đình bà Ơi đã làm đơn khiếu nại tranh chấp quyền sử dụng 674,08m2 đất với ông Nghiệp song đều không được chính quyền Rạch Giá giải quyết thỏa đáng. Thế nhưngđến năm 2004, mặc dù không hề sinh sống, sử dụng đất, nhưng ông Nghiệp vẫnđượcUBND thị xã Rạch Giá cấp GCNQSDĐ đối với thửa đất này.

Vì vậy, thiết nghĩ việc cần làmngay hiện naylà phải điều tra, xác minh lại toàn bộ sự việc và qua đó cấp GCNQSDĐ cho đúng người có đủ điều kiện pháp lý sở hữu khu đất.

Trung Dung
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Rạch Giá có sai luật khi cấp 'sổ đỏ' cho người không đủ điều kiện?