Quỹ Bill & Melinda Gates sẽ đầu tư 35 triệu USD vào Exscientia thuộc sở hữu tư nhân để tài trợ cho việc phát triển các loại thuốc kháng vi rút, bao gồm cả coronavirus.

Quỹ của Bill Gates đầu tư 35 triệu USD phát triển thuốc kháng vi rút SARS-CoV-2 và các biến thể

Sơn Vân | 08/09/2021, 20:23

Quỹ Bill & Melinda Gates sẽ đầu tư 35 triệu USD vào Exscientia thuộc sở hữu tư nhân để tài trợ cho việc phát triển các loại thuốc kháng vi rút, bao gồm cả coronavirus.

Là nhà phát triển thuốc có trụ sở tại Oxford Science Park (Anh), Exscientia sẽ phân phối phù hợp và dẫn đầu sự phát triển của 5 phương pháp trị liệu, sẵn sàng đưa vào thử nghiệm trên người. Chương trình ban đầu sẽ tập trung vào các tác nhân chống lại SARS-CoV-2 và các biến thể của nó cũng như các coronavirus khác.

Theo thỏa thuận 4 năm, Exscientia có thể nhận được các khoản tài trợ bổ sung để giúp thúc đẩy các ứng cử viên thuốc của mình thông qua thương mại hóa.

Công ty 9 năm tuổi sử dụng các thuật toán máy tính để thiết kế các loại thuốc cho một loạt các lĩnh vực điều trị từ ung thư đến tâm thần học.

quy-bill-gates-dau-tu-35-trieu-usd-phat-trien-thuoc-khang-vi-rut-sars-cov-2.jpg
Quỹ Bill & Melinda Gates đầu tư 35 triệu USD phát triển thuốc kháng vi rút SARS-CoV-2

Chương trình dẫn đầu của Exscientia nhắm vào một loại enzyme có tên gọi là protease chính của coronavirus, được duy trì giữa các loài coronavirus khác nhau cũng như các biến thể của nó. Enzyme này rất cần thiết cho vi rút để nhân bản, từ đó tồn tại.

Exscientia cho biết đang phát triển các loại thuốc phân tử nhỏ nhắm vào các protein bên trong tế bào, không giống các loại thuốc điều trị COVID-19 hiện có nhắm vào các protein của vi rút nằm trên bề mặt tế bào và có nhiều khả năng biến đổi hơn.

Denise Barrault, Giám đốc quản lý danh mục đầu tư của Exscientia, nói: “Loại thuốc phân tử nhỏ mà chúng tôi phát triển sẽ tồn tại lâu dài và có khả năng được dự trữ cho đại dịch tiếp theo”.

Hợp tác với Quỹ Bill & Melinda Gates (của tỷ phú Bill Gates và vợ cũ) cũng giúp Exscientia mở rộng để phát triển các phương pháp điều trị bệnh cúm và một họ vi rút có tên là Paramyxoviridae (họ vi rút này là một nhóm gồm nhiều tác nhân khác nhau về khả năng gây bệnh, sự phân bố trong giới động vật và tính chất sinh vật học của chúng), với tiềm năng phát triển các chương trình bổ sung, công ty cho biết.

Pfizer hôm 1.9 cho biết đã bắt đầu dùng thuốc trong một thử nghiệm giai đoạn từ giữa đến cuối về liệu pháp kháng vi rút SARS-CoV-2 bằng đường uống ở bệnh nhân người lớn không nhập viện, có triệu chứng.

Pfizer và các đối thủ của nó, gồm Merck & Co (Mỹ) và Roche Holding AG (Thụy Sĩ), đã chạy đua để phát triển loại thuốc kháng vi rút đầu tiên được sử dụng khi có dấu hiệu ban đầu của bệnh COVID-19.

Công ty cho biết thử nghiệm từ giữa đến giai đoạn cuối của Pfizer với 1.140 người tham gia sẽ nghiên cứu liệu pháp PF-07321332 kết hợp với một liều ritonavir thấp, cũng được sử dụng với các loại thuốc kháng vi rút khác.

PF-07321332 được thiết kế để ngăn chặn hoạt động của một enzym quan trọng cần thiết cho coronavirus tái tạo.

Đến nay, remdesivir của hãng Gilead Sciences (Mỹ) là phương pháp điều trị kháng vi rút duy nhất (tiêm tĩnh mạch) được chấp thuận cho COVID-19 ở Mỹ.

Vào tháng 7, Pfizer cho biết nếu thử nghiệm PF-07321332 thành công, họ sẽ nộp đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp trong quý 4/2021.

Hồi tháng 3.2021, Pfizer cho rằng loại thuốc này có thể cung cấp các phương pháp điều trị dung nạp tốt chống lại COVID-19, trong bối cảnh các phương pháp điều trị hiện có trên thị trường vẫn chưa báo cáo những mối lo ngại về an toàn.

Công ty dược Mỹ cũng đang nghiên cứu ứng cử viên kháng vi rút SARS-CoV-2 tiêm tĩnh mạch trong một thử nghiệm trên bệnh nhân COVID-19 nhập viện.

Cùng nhau, cả hai ứng cử viên uống và tiêm tĩnh mạch có tiềm năng tạo ra mô hình điều trị từ đầu đến cuối, bổ sung cho hoạt động tiêm chủng trong những trường hợp bệnh vẫn xảy ra”, Mikael Dolsten, Giám đốc Y tế của Pfizer, nói.

Bài liên quan
Thuốc opaganib có khả năng trị viêm phổi nặng do COVID-19 hiệu quả
Đó là 1 trong 3 nghiên cứu đáng chú ý gần đây về COVID-19.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng đề nghị Mỹ xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường
Sáng 27.11, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Mỹ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường hợp tác, đầu tư vào Việt Nam, đồng thời đề nghị phía Mỹ khẩn trương xem xét công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quỹ của Bill Gates đầu tư 35 triệu USD phát triển thuốc kháng vi rút SARS-CoV-2 và các biến thể