Một số dữ liệu gần đây cho thấy tỷ lệ nhiễm COVID-19 đột phát ở những người Mỹ đã tiêm 2 liều vắc xin không đáng lo ngại.

Nguy cơ nhiễm COVID-19 đột phá ở người Mỹ đã tiêm 2 liều vắc xin có cao?

Đan Thuỳ | 08/09/2021, 10:00

Một số dữ liệu gần đây cho thấy tỷ lệ nhiễm COVID-19 đột phát ở những người Mỹ đã tiêm 2 liều vắc xin không đáng lo ngại.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã báo cáo thực tế đáng sợ trong tháng 7: Những người đã được tiêm vắc xin vẫn nhiễm COVID-19 đột phá mang tải lượng vi rút trong mũi và cổ họng tương đương với những ai chưa được tiêm chủng.

Tin tức này dường như cho thấy, ngay cả những người đã được tiêm vắc xin cũng rất dễ bị nhiễm vi rút và truyền vi rút sang cho người khác.

Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, nhiều dữ liệu được thu thập cho thấy tình trạng này không còn đáng lo ngại. Biến thể Delta có thể làm tăng nguy cơ mắc COVID-19. Song nếu bạn đã được tiêm vắc xin, nguy cơ mắc COVID-19 và tải lượng vi rút cao không còn đáng lo ngại như lúc ban đầu.

Nguy cơ nhiễm COVID-19 đột phá của người Mỹ được tiêm vắc xin ra sao? Có lẽ khoảng 1 trên 5.000 người mỗi ngày, thậm chí còn thấp hơn với những người thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa COVID-19 hoặc sống trong một cộng đồng được tiêm chủng cao.

photo-1-1627698014672329481564.jpeg
Khi đã tiêm chủng, con người có thể yên tâm cơ thể mình đã được bảo vệ để chống lại COVID-19 - Ảnh: Internet

Tỷ lệ 1 trong 10.000 người

Các ước tính ở đây dựa trên số liệu thống kê từ 3 nơi đã báo cáo dữ liệu chi tiết về các trường hợp mắc COVID-19 theo tình trạng tiêm vắc xin gồm bang Utah, Virginia, quận King (bao gồm thủ phủ Seattle, thuộc bang Washington). Cả 3 khu vực này đều nhất quán với ý kiến cho rằng mỗi ngày có khoảng 1 trong số 5.000 người Mỹ được tiêm vắc xin đầy đủ đã có kết quả dương tính với COVID-19 những tuần gần đây.

Tỷ lệ này chắc chắn cao hơn ở những nơi có đợt bùng phát COVID-19 dữ dội nhất như khu vực Đông Nam. Ở những nơi có ít các ca mắc COVID-19 hơn như khu vực Đông Bắc gồm Chicago, Los Angeles và San Francisco thì tỷ lệ này còn thấp hơn nữa, có lẽ là dưới 1 trên 10.000 người. Ví dụ đó là những gì dữ liệu thành phố Seattle ghi nhận (những con số này không bao gồm các trường hợp mắc COVID-19 chưa được chẩn đoán, thường có  triệu chứng nhẹ đến mức không nhận thấy mình đang mắc bệnh và không lây truyền vi rút cho người khác).

Tiến sĩ Ashish Jha của Đại học Brown chia sẻ với các đồng nghiệp rằng: “Có rất nhiều thông tin sai lệch về những rủi ro thực sự với những người tiêm vắc xin và họ phải suy nghĩ rất nhiều để bảo vệ cuộc sống của mình”.

Theo tiến sĩ Jeffrey Duchin, quan chức y tế công cộng hàng đầu ở Seattle, những người chưa được tiêm vắc xin thì khả năng lây nhiễm cao hơn rất nhiều. Thế nhưng, nguy cơ nhiễm COVID-19 đột phá cũng tăng lên nhiều hơn kể từ khi các ca nhiễm trong cộng đồng bắt đầu lan rộng.

Một cách khác để hiểu tình hình này là so sánh tỷ lệ tiêm vắc xin của mỗi bang với tỷ lệ mắc COVID-19 hằng ngày gần đây. Tỷ lệ lây nhiễm ở các bang tiêm chủng ít nhất cao gấp khoảng 4 lần so với các bang được tiêm chủng nhiều nhất.

Nếu toàn bộ người dân nước Mỹ được tiêm vắc xin với tốc độ tương tự như ở vùng Đông Bắc hoặc California thì làn sóng lây nhiễm cộng đồng hiện tại sẽ chỉ là một phần nhỏ. Biến thể Delta là vấn đề và do dự trong việc tiêm vắc xin còn là một vấn đề lớn hơn.

Sự phân tích của khoa học

Những con số này giúp cho thấy lý do tại sao tải lượng vi rút là vấn đề lớn. Đó là một trong những tuyên bố vừa đúng vừa sai. Ngay cả khi số tải lượng vi rút tương tự nhau, vi rút vẫn hoạt động khác nhau ở mũi và cổ họng của người đã tiêm vắc xin và chưa được chủng ngừa.

Ở người chưa được tiêm vắc xin, tải lượng vi rút giống như đội quân gặp phải sự kháng cự rất ít. Song ở một người đã được tiêm vắc xin, hệ thống miễn dịch của con người được khởi động phản ứng mạnh mẽ và có xu hướng chiếm ưu thế nhanh chóng, thường là trước khi cơ thể vật chủ bị bệnh hoặc lây cho người khác.

Với người đã được tiêm vắc xin đầy đủ, COVID-19 giống như bệnh cúm và thường là bệnh nhẹ. Xã hội không bị tàn phá vì bệnh cúm.

Ở Anh, nhiều người đã cảm thấy thoải mái hơn với việc sống chung với vi rút SARS-CoV-2. COVID-19 hiếm khi gây bệnh nghiêm trọng ở người lớn và ít gây rủi ro cao với trẻ nhỏ đến mức nước Anh có thể không bao giờ khuyến nghị hầu hết người dân nên tiêm vắc xin. Mặt khác, họ để vi rút tiếp tục thống trị cuộc sống.

“Có một cảm giác rằng cuối cùng chúng ta vẫn có thể tiếp tục sống và bắt đầu cố gắng lấy lại những gì đã mất”, Devi Sridhar, người đứng đầu chương trình y tế công cộng toàn cầu tại Đại học Edinburgh (Anh), nói với The Times.

Nhiều người Mỹ có suy nghĩ khác về COVID-19, có mức độ lo lắng về nó cao hơn, đặc biệt là ở các cộng đồng không nghiêng về mặt chính trị. Những người có suy nghĩ khác nhau sẽ phản ứng với mức độ khác nhau.

Thế nhưng ít nhất một phần sự lo lắng của người Mỹ dường như đã trở nên tách rời khỏi sự thật về tính hiệu quả của vắc xin những tuần gần đây. Cuộc thăm dò mới của ABC NewsWashington Post cho thấy gần một nửa số người trưởng thành đánh giá “nguy cơ mắc bệnh do vi rút SARS-CoV-2” của họ là trung bình hoặc cao mặc dù 75% người dân Mỹ đã được tiêm ít nhất một mũi vắc xin.

Trên thực tế, rủi ro nhiễm bất kỳ phiên bản vi rút nào cũng như nguy cơ mắc bệnh nặng với người được tiêm chủng vẫn là thấp.

Ở Seattle, gần đây có khoảng 1 trong số 1 triệu người được tiêm chủng đã được đưa tới bệnh viện vì mắc COVID-19. Rủi ro đó gần bằng 0.

Mấu chốt của vấn đề

Biến thể Delta thực sự đã thay đổi tiến trình của đại dịch COVID-19. Delta dễ lây lan hơn nhiều so với các chủng khác và những lời kêu gọi về các biện pháp phòng ngừa cũng được thắt chặt hơn, như việc đeo khẩu trang ở những nơi công cộng trong nhà.

Song ngay cả với biến thể Delta, rủi ro tổng thể vẫn cực nhỏ nếu đã tiêm vắc xin đầy đủ. Tiến sĩ Monica Gandhi, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học California, San Francisco (Mỹ), viết: “Thông điệp trong tháng trước ở Mỹ về cơ bản làm hoảng sợ những người đã được tiêm vắc xin và khiến những người trưởng thành đủ điều kiện nhưng chưa được tiêm vắc xin nghi ngờ về hiệu quả của vắc-xin".

Bài liên quan
Nhà sản xuất vắc xin COVID-19 có mặt đầu tiên ở Việt Nam được vinh danh
AstraZeneca vừa chính thức trở thành 1 trong 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024, trong đó, công ty ở vị trí thứ 5 toàn ngành dược và thứ 35 trong số những nơi làm việc tốt nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Khởi nghiệp sáng tạo có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết khởi nghiệp sáng tạo góp phần nâng cao năng suất, chất lượng… và cũng có khả năng tạo ra những thay đổi đột phá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nguy cơ nhiễm COVID-19 đột phá ở người Mỹ đã tiêm 2 liều vắc xin có cao?