Báo Guardian (Anh) ngày 27.8 đưa tin Quân đội Myanmar đánh nhau với phe nổi dậy Rohingya trong 3 ngày liên tiếp, khiến gần 100 người chết, khoảng 2.000 người bỏ chạy qua biên giới vào Bangladesh kể từ ngày 25.8.

Quân đội Myanmar đánh nhau với phe nổi dậy Rohingya

Trần Trí | 27/08/2017, 16:49

Báo Guardian (Anh) ngày 27.8 đưa tin Quân đội Myanmar đánh nhau với phe nổi dậy Rohingya trong 3 ngày liên tiếp, khiến gần 100 người chết, khoảng 2.000 người bỏ chạy qua biên giới vào Bangladesh kể từ ngày 25.8.

          

Chính quyền Myanmar cho biết đã sơ tán ít nhất 4.000 dân làng không theo đạo Hồi khi chiến sự xảy ra ở bang Rakkine (tây bắc Myanmar).

Theo chính phủ, có 98 người chết từ vụ bạo lực do quân nổi dậy Rohingya mở cuộc tấn công từ ngày 25.8, ở bang Rakkine (tây bắc Myanmar) gồm 12 quân nhân và 80 tay súng nổi dậy, và vụ đánh nhau nghiêm trọng nhất này buộc chính phủ phải sơ tán công chức và hàng ngàn dân làng không theo đạo Hồi khỏi khu vực.

Trận đánh khốc liệt nhất ở vùng ngoại ô thành phố lớn Maungdaw.

Cuối ngày 26.8, Bộ trưởng An sinh xã hội - Trợ cấp - Tái định cư Myanmar, ông Win Myat Aye, nói 4.000 “dân làng thiểu số” bỏ chạy khỏi làng đã được sơ tán, ám chỉ các cư dân không phải tín đồ đạo Hồi.

Ông nói Bộ đã thu xếp chỗ ở cho nhóm dân được sơ tán, gồm các chùa, trụ sở chính quyền, đồn cảnh sát ở những thành phố lớn: “Chúng tôi đang cung cấp lương thực cho người hợp tác với chính phủ và chính quyền địa phương”.

Bộ trưởng Aye không thể mô tả kế hoạch giúp dân Rohingya: “Khó nói lắm, đây là tình hình phức tạp, rất khó nói ai đúng ai sai”.

Người dân bang Rakhine hoảng loạn ở những khu vực định cư không có người Hồi giáo hoặc cộng đồng này sống chung với người theo đạo Phật. Họ thủ sẵn dao gậy để tự vệ. Nhiều người bị kẹt ở các vùng dân cư đông tín đồ Hồi giáo khi chiến sự diễn ra, và một số con đường bị cài mìn.

Vì chiến tranh, hàng ngàn dân Rohingya - chủ yếu là phụ nữ, trẻ em - đã phải ráng vượt sông Nag ngăn cách Myanmar với Bangladesh. Lính biên phòng Bangladesh cho biết họ nghe rõ tiếng súng bên Myanmar.

Khoảng 2.000 người đã có thể qua Bangladesh từ ngày 25.8, theo một số dân Rohingya tị nạn ở các trại dã chiến trên đất Bangladesh.

Bộ Ngoại giao Bangladesh nói họ rất quan ngại nguy cơ hàng ngàn “công dân Myanmar không vũ khí” tập hợp ở vùng biên giới để xin vào Bangladesh.

Từ đầu những năm 1990, người Rohingya đã trốn khỏi bang Rakkine sang Bangladesh. Hiện có khoảng 400.000 dân ở nước này, và họ là nguyên nhân căng thẳng giữa Myanmar với Bangladesh. Cả hai nước này đều không công nhận dân Rohingya là công dân nước mình, theo Guardian.

Những vụ tấn công đánh dấu sự gia tăng xung đột tại khu vực kể từ tháng 10.2016, khi một vụ tấn công tương tự nhưng nhỏ hơn khiến quân đội Myanmar ra tay mạnh, bất chấp sự cáo buộc vi phạm nhân quyền.

Việc đối xử với khoảng 1,1 triệu dân Rohingya theo đạo Hồi ở Myanmar - đất nước chủ yếu theo đạo Phật - đã trở thành một thách thức cho vị nữ lãnh đạo  Aung San Suu Kyi.

Ngày 25.8, bà Aung San Suu Kyi lên án quân nổi dậy cầm súng, gậy và bom tự tạo tấn công 30 đồn cảnh sát và một căn cứ quân sự.

Bà Aung San Suu Kyi từng được trao giải Nobel hòa bình. Nay bà bị một số người phương Tây chỉ trích bà bao che quân đội thực hiện chiến dịch bảo vệ an ninh quá tay mà không bảo vệ cộng đồng thiểu số  Rohingya bị ngược đãi. 

Bích Ngọc (theo Guardian)

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quân đội Myanmar đánh nhau với phe nổi dậy Rohingya