Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel tuyên bố: Tổng thống Nga - Mỹ đang gây Chiến tranh Lạnh phần 2, gồm tăng cường chạy đua vũ trang giữa phương Tây với Nga.

Lại chạy đua vũ trang, Tổng thống Nga - Mỹ đang gây Chiến tranh Lạnh 2.0

Trần Trí | 27/08/2017, 15:19

Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel tuyên bố: Tổng thống Nga - Mỹ đang gây Chiến tranh Lạnh phần 2, gồm tăng cường chạy đua vũ trang giữa phương Tây với Nga.

Trả lời phỏng vấn của báo Bild (Đức) hôm 26.8, vị Ngoại trưởng cảnh báo rằng “thời kỳ băng giá” mới đã bắt đầu, và 3 lãnh đạo ở đầu chiến tuyến là Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

3 lãnh đạo Nga - Mỹ - Thổ đứng đầu chiến tuyến giành quyền lực

Ông Gabriel tuyên bố 3 vị lãnh đạo này phải chịu trách nhiệm vì đã tìm cách giữ và thâu tóm quyền lực.

Khi được hỏi trong 3 vị lãnh đạo kể trên, ai là người tệ nhất, ông Gabriel nói cả 3 tổng thống có điểm chung là chú trọng sức mạnh quân sự nhưphương cách để cóđược sự kính trọng.Ông nói:“Họ xem thế giới là một đấu trường, một chiến địa... và đây là một tìnhhhình nguy hiểm. Đức cần phải lên tiếng tố cáo động thái này”.

Những bình luận của Ngoại trưởng Đức vào lúc quan hệ Mỹ -Nga suy giảm đến mức thấp nhất. Hai bên đều đưa quân đến quanh Đông Âu.

Gần đây nhất, hai đảng Cộng hòa và Dân chủ ở Quốc hội Mỹ nhất trí thông qua lệnh cấm vận mới chống Nga, với cớ Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016, nhằm giúp ông Trump trúng cử và Nga loại được bà Hillary Clinton.

Tổng thống Mỹ đã phải ký phê duyệt lệnh cấm vận mới này, nhưng ông cũng "cự"Quốc hội hạn chế quyền hành pháp của ông, do điều khoản buộc Tổng thống Mỹ muốn nới lỏng hoặc xóa lệnh cấm vận Nga thì phải có sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ.

Ông Trump cũng viết Twitter khoe khoang kho vũ khí hạt nhân Mỹ, sau khi dọa “trút lửa thịnh nộ” vào CHDCND Triều Tiên.

Ngày 9.8, ông viết: “Lệnh đầu tiên của tôi ở vai trò Tổng thống là nâng cấp, hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân. Nay nó đã mạnh hơn nhiều so với trước. Hy vọng chúng ta sẽ không bao giờ phải dùng đến sức mạnh này, nhưng sẽ không bao giờ có thời điểm chúng ta không là quốc gia quyền lực nhất thế giới”.

Có thể ông Trump đề cập việc hồi đầu năm, ông đã ra lệnh cho Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis xem xét lại kho vũ khí hạt nhân, và trước đây chính phủ của ông đã đề nghị tăng 11% ngân sách cho chương trình hạt nhân, theo CNN.

Ngoại trưởng Đức Gabriel

Bà Angela được tín nhiệm cao trước cuộc bầu cử Quốc hội Đức

Vị Ngoại trưởng Đức cũng cáo buộc đảng bảo thủ Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) của nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel là đạo đức giả, vì họ chỉ trích việc cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder có quan hệ làm ăn với Nga.

Ông nói: Các đảng CDU và Xã hội Thiên Chúa giáo (CSU) “mang ơn ông Schroeder có quan hệ thân cận với Tổng thống Putin, và là một trung gian khi cần phải giải thoát tù binh bị quân ly khai ở đông Ukraine bắt giữ. Nhưng họ đang tranh cử chống lại đảng trung tả Xã hội Dân chủ (SDP), họ lại quay ra chống. Tôi cho rằng như thế là rẻ tiền”.

Ông Gabriel cũng ủng hộ ông Martin Schulz trở thành Thủ tướng Đức kế tiếp (sau cuộc bầu cử quốc hội Đức ngày 24.9 tới), mô tả vị thủ lĩnh đảng SDPlà “ứng cử viên chính đáng” của chức Thủ tướng.

Dù vậy, tất cả các thăm dò mới đây đều đoan chắc bà Merkel sẽ lại trúng cử Thủ tướng Đức.

Theo hai thăm dò mới nhất của các công ty Civey và INSA, CDU và đồng minh CSU đạt 38% sự ủng hộ, còn SPD chỉ đạt 24%.

Đảng trung hữu tự do (FDP) là đối tác liên minh ưa thích của bà Merkel, cũng có thể có chỗ trong Quốc hội Đức, cho bà Merkel có nhiều lựa chọn nếu CDU thiếu số ghế để đạt thế đa số.

Theo thăm dò của Allensbach, gần một nửa cử tri (45%) cho rằng đã có kết quả bầu cử ngay từ bây giờ: bà Merkel sẽ lại là Thủ tướng.

Hồi tháng 3, thăm dò dư luận cho thấy ông Schulz ngang ngửa với bà Merkel, sau khi SDP chọn ông Schulz làm người đứng đầu chiến dịch “bật ghế” của vị nữ Thủ tướng.

Nhưng rồi khí thế của SPD giảm với nhiều thất bại ở các cuộc bầu cử địa phương hồi mùa xuân 2017, và các thăm dò dư luận cho thấy bà Merkel gần như phục hồi sự tín nhiệm bà từng thụ hưởng.

Nếu bà Merkel tái trúng cử, bà sẽ người giữ chức Thủ tướng suốt 16 năm, tính cho đến kỳ bầu cử kế tiếp năm 2021, ngang bằng 4 nhiệm kỳ của 2 tổng thống Mỹ.

SDP chỉ trích bà Merkel "không dám" chống Tổng thống Mỹ

SDP hứa giảm thuế đối với người có thu nhập thấp và thu nhập trung bình, và không tăng tuổi hưu.

Ông Schulz cũng hứa nếu trở thành Thủ tướng, ông sẽ loại hết vũ khí hạt nhân Mỹ bố trí trên lãnh thổ Đức.

Ông Schulz chê Thủ tướng Merkel "không dám"chống cự Tổng thống Mỹ. Ông chĩa đòn công kích vào lời hứa của bà: Đức sẽ chi 2% GDP vào quốc phòng, theo như yêu cầu của ông Trump đối với các nước thành viên NATO. Các đồng minh của Mỹ ở châu Âu hồi năm 2014 đã đồng ý mức chi này.

Ông Schulz nói yêu cầu của Trump có nghĩa “một nước Đức có bạn bè vây quanh lại vũ trang đến tận răng ngay giữa châu Âu. Tôi hỏi quývị: quývị có muốn thế không? Chúng ta đã biết lịch sử: thêm an ninh không có nghĩa thêm vũ khí”.

Ông còn nói: “Chúng ta không biết có nên tiếp tục dựa cậy Mỹ hay không. Nhưng chúng ta biết rõ chúng ta không thể dựa cậy vào Tổng thống Donald Trump hay suy nghĩ lan man không mục đích”.

Cựu Thủ tướng Schroeder nói: “Chúng ta phải tự tin chống lại Tổng thống Trump. Xem ra điều đó đang thiếu”. Ông còn nhắc chuyện chính ông phản đối Tổng thống George Bush quyết đánh Iraq năm 2001.

Ralf Stegner, phó chủ tịch SPD, nói việc chống ông Trump và mức chi 2% cho quân sự sẽ là “một vấn đề trọng tâm trong chiến dịch tranh cử”.

Ông Schulz nói Đức - nền kinh tế lớn nhất châu Âu - cần thêm hàng tỉ euro để chi quân sự, nhưng không nên tới mức “trở thành lực lượng quân sự lớn trên lục địa chúng ta”.

Nhưng dù chỉ trích ông Trump, một số đảng viên SPD nói rất khó “bật được” bà Merkel. Vài người nói những hoạt động của bà ở diễn đàn chính trị thế giới xem ra đã đủ để thuyết phục cử tri, rằng bà sẽ bảo vệ các quyền lợi của Đức và châu Âu, trước những thách thức từ Tổng thống Trump.

Manfred Ruhland, một đảng viên SDP nói: “Chúng tôi phải công nhận rằng Angela Merkel rất khéo làm chính trị”.

Vĩnh Thụy (theo Newsweek)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lại chạy đua vũ trang, Tổng thống Nga - Mỹ đang gây Chiến tranh Lạnh 2.0