Làn sóng sử dụng Robot trong các ngành sản xuất đang diễn ra ồ ạt tại Trung Quốc thường được xem là một ví dụ điển hình cho điều này. Nhưng, phía sau làn sóng Robot hóa ấy ở Trung Quốc thực sự là gì?

Phía sau làn sóng Robot hóa trong nền kinh tế Trung Quốc?

11/06/2016, 07:47

Làn sóng sử dụng Robot trong các ngành sản xuất đang diễn ra ồ ạt tại Trung Quốc thường được xem là một ví dụ điển hình cho điều này. Nhưng, phía sau làn sóng Robot hóa ấy ở Trung Quốc thực sự là gì?

Nền kinh tế Trung Quốc đang bước vào giai đoạn giảm tốc thực sự, khi chính phủ nước này cũng thừa nhận điều đó bằng cách chỉ đặt ra mục tiêu tăng trưởng 6,5-7% trong giai đoạn 2016-2020, một mục tiêu khá khiêm tốn so với những năm trước. Tuy nhiên, trên lĩnh vực tăng trưởng về công nghệ thì lại ngược lại hoàn toàn, Trung Quốc đang tiến những bước dài trên con đường trở thành một cường quốc về công nghệ hàng đầu trên thế giới.

Chi tiêu ngân sách của Trung Quốc cho các dự án nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ đã lên tới 2,1% GDP kể từ năm 2014, và chỉ thấp hơn so với một số ít các nước phát triển, và đến năm 2019 Trung Quốc có thể thành nước đứng đầu thế giới về khoản chi cho nghiên cứu công nghệ. Làn sóng sử dụng Robot trong các ngành sản xuất đang diễn ra ồ ạt tại Trung Quốc thường được xem là một ví dụ điển hình cho điều này. Nhưng, phía sau làn sóng Robot hóa ấy ở Trung Quốc thực sự là gì?

Việc sử dụng các dây chuyền công nghệ tự động nói chung, và sử dụng Robot nói riêng trong các xưởng sản xuất công nghệ cao thường được xem là một biểu hiện của quá trình công nghệ hóa ở cấp độ cao. So với việc sử dụng lao động con người, thì các dây chuyền tự động sử dụng Robot có nhiều ưu điểm hơn hẳn, như chi phí giảm, năng suất cao và tối đa hóa tính chính xác trong sản xuất.

Xét trên khía cạnh này thì Trung Quốc đang là một trong những nước đứng đầu thế giới về những bước tiến dài trong việc Robot hóa ngành sản xuất của mình. Theo thống kê, trong năm 2014 cả thế giới có khoảng 227.000 giao dịch Robot thì Trung Quốc đã chiếm khoảng ¼ khi nhập khẩu khoảng 56.000 Robot công nghiệp, tăng 56% so với năm 2013. Kể cả khi tốc độ tăng trưởng chóng mặt này giảm đi vào năm 2015 thì tổng số Robot công nghiệp mà nước này nhập khẩu cũng lên tới 66.000, tăng 20% so với năm 2014.

Con số nhập khẩu Robot công nghiệp ấn tượng này được xem như kết quả của chính sách thúc đẩy việc sử dụng rộng rãi Robot trong các ngành sản xuất của chính phủ Trung Quốc. Vào tuần trước, chủ tịch Tập Cận Bình trong một bài phát biểu đã đặt mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành quốc gia có nền công nghệ sáng tạo nhất thế giới vào năm 2020, dẫn đầu sự tiến bộ công nghệ thế giới vào năm 2030 và chiếm vị thế chủ chốt về công nghệ toàn cầu vào năm 2049.

Trên thực tế, việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ mà tăng cường sử dụng Robot là một ví dụ điển hình đã được chính phủ và các chính quyền địa phương ở Trung Quốc tiến hành từ nhiều năm trước. Chẳng hạn như ở Quảng Đông – thành phố trung tâm sản xuất ở Trung Quốc – chính quyền tỉnh này đã đặt mục tiêu vào năm ngoái trong đó 80% số nhà máy trong tỉnh sẽ được tự động hóa hoàn toàn.

Các khu công nghiệp được tài trợ vốn ngân sách để sử dụng Robot ở các tỉnh đang ngày càng nhiều hơn, tại Thâm Quyến số công ty sử dụng Robot công nghiệp hiện đã lên tới trên 3.000, trong khi cách đây 2 năm mới chỉ có khoảng 200 công ty là sử dụng Robot.

Theo thống kê, từ đầu năm 2016 đến nay đã có 77 chính quyền địa phương ở các tỉnh thành Trung Quốc công bố kế hoạch thúc đẩy và khuyến khích sử dụng Robot công nghiệp trong các nhà máy sản xuất. 76 triệu USD là số tiền hàng năm Thâm Quyến bỏ ra để hỗ trợ các công ty tăng cường sử dụng Robot, còn tỉnh Quảng Đông là 55 triệu USD mỗi năm.

Theo tổ chức các nước công nghiệp phát triển (OECD), thì chi tiêu ngân sách của Trung Quốc cho các dự án nghiên cứu phát triển (R&D) đã đạt mức 2,1% GDP vào năm 2014, tăng gấp đôi so với năm 2.000, và đến năm 2019 có thể Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia đứng đầu thế giới về số tiền chi cho nghiên cứu công nghệ. Và một phần lớn trong số tiền này được dành cho kế hoạch khuyến khích sử dụng Robot trong các ngành công nghiệp ở Trung Quốc.

Về lý thuyết, đây có thể là một dấu hiệu tích cực cho xu hướng thúc đẩy công nghệ cao trong nền kinh tế Trung Quốc. Nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại, nó đang có vẻ như là một dấu hiệu xấu với nền kinh tế Trung Quốc hơn. Trước hết, nó xuất phát từ những biến động của thị trường lao động Trung Quốc trong thời gian qua, khi việc làm ở các thành phố lớn ngày càng trở nên khan hiếm dẫn đến việc số lao động quay trở về quê nhà nhiều hơn, nó tạo ra tình trạng khan hiếm lao động và buộc các công ty Trung Quốc phải chuyển sang sử dụng Robot nhiều hơn.

Lý do thứ hai là xu hướng gia tăng chi phí nhân công trong nền kinh tế Trung Quốc. Theo thống kê, kể từ năm 2001 đến nay mức gia tăng lương trung bình hàng năm của công nhân Trung Quốc là khoảng 12%, chi phí nhân công tăng vọt, một mặt khiến các nhà đầu tư nước ngoài và kể cả các công ty Trung Quốc chuyển nhà xưởng sang các nước lân cận có phí nhân công rẻ hơn, mặt khác lại thúc đẩy việc sử dụng Robot nhiều hơn.

Vì với mức lương trung bình của công nhân Trung Quốc hiện nay thì các mặt hàng do các công ty nước này sản xuất đang có mức tăng giá đáng kể, và lợi thế về giá thành rẻ của hàng hóa Trung Quốc đang mất dần. So với người lao động có mức thu nhập đáng kể và lại tăng trung bình trên 10% mỗi năm, thì việc chuyển sang sử dụng Robot đem lại nhiều lợi thế về chi phí hơn nhiều.

Nói cách khác, các công ty Trung Quốc sử dụng Robot nhiều hơn chủ yếu là hướng tới việc không gia tăng thêm chi phí nhân công nếu sử dụng lao động là công nhân, chứ không phải vì các yếu tố mang tính tiếp cận công nghệ cao. Thậm chí, việc sử dụng Robot còn đang là dấu hiệu cho thấy các công ty Trung Quốc không có ý định đổi mới công nghệ sản xuất của mình nữa là đằng khác.

Vì nếu hầu hết các công ty sử dụng Robot chỉ vì không muốn mất thêm một số tiền khiêm tốn do phải tăng mức lương ít ỏi cho công nhân sẽ chẳng bao giờ bỏ một khoản tiền lớn để đổi mới dây chuyền công nghệ. Việc đổi mới dây chuyền công nghệ đi kèm với việc tăng cường sử dụng Robot chỉ diễn ra ở một số ít các công ty công nghệ cao có quy mô lớn, như Foxconn là một ví dụ, mà thôi.

Làn sóng Robot hóa này vì thế đang không phải là một tín hiệu tích cực với nền kinh tế Trung Quốc, thậm chí còn đang làm trầm trọng hơn một vấn đề mấu chốt của nước này: tình trạng thất nghiệp gia tăng. Tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc hiện tại khoảng 4% (theo các nhà phân tích tỷ lệ thực phải lên đến 12,9%); và làn sóng thất nghiệp đang gia tăng mạnh ở nước này do giảm tốc kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn, các kế hoạch giảm nhân lực của chính phủ ở các tập đoàn nhà nước, vv..vv có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn do việc Robot hóa tràn lan trong nền kinh tế hiện nay gây ra.

Thông thường, chỉ có những nước thiếu lực lượng lao động và có tỷ lệ sinh thấp như Nhật Bản hay Đức mới có xu hướng tăng cường sử dụng Robot trong nền kinh tế, nhưng ở Trung Quốc hiện nay thì lại đang ngược lại, tỷ lệ thất nghiệp đang cao hơn bao giờ hết và chính phủ nước này lại muốn khuyến khích sử dụng Robot thay người lao động tại các nhà máy và xưởng sản xuất.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg/CafeF)

Bài liên quan
Robot AI ‘bắt cóc’ 12 robot lớn
Trang Oddity Central cho biết trong tuần qua, mạng xã hội Trung Quốc xôn xao về vụ việc một robot nhỏ thuyết phục 12 robot lớn bỏ việc đi theo nó.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phía sau làn sóng Robot hóa trong nền kinh tế Trung Quốc?