Những thách thức trong công tác phát triển đô thị của TP.HCM như mất kiểm soát tăng trưởng dân số cơ học, phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế và dân số, đặc biệt là tình trạng ùn tắc giao thông đã được bộ trưởng bộ xây dựng Phạm Hồng Hà đặt ra trong hội thảo chuyên đề “Quản lý xây dựng, chỉnh trang và phát triển đô thị TP.HCM” do bộ xây dựng và UBND TP.HCM phối hợp tổ chức vừa diễn ra mới đây.

Phát triển đô thị nén, giải quyết ùn tắc giao thông tại TP.HCM

DDVN | 21/10/2016, 07:04

Những thách thức trong công tác phát triển đô thị của TP.HCM như mất kiểm soát tăng trưởng dân số cơ học, phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế và dân số, đặc biệt là tình trạng ùn tắc giao thông đã được bộ trưởng bộ xây dựng Phạm Hồng Hà đặt ra trong hội thảo chuyên đề “Quản lý xây dựng, chỉnh trang và phát triển đô thị TP.HCM” do bộ xây dựng và UBND TP.HCM phối hợp tổ chức vừa diễn ra mới đây.

Báo cáo Việt Nam 2035 của Ngân hàng Thế giới nhận định: Để có thể giải quyết tình trạng tắc nghẽn giao thông ở khu trung tâm, nhất là trong tương lai ở Hà Nội và TP.HCM, mối quan hệ hữu cơ giữa đô thị nén và hệ thống vận tải công cộng cần được quan tâm. Tuy nhiên, các kế hoạch phát triển ở khu trung tâm Hà Nội và TP.HCM cho thấy điều này có khả năng không thành hiện thực do các chính sách trái ngược đang được thực hiện. Một mặt, các kế hoạch hàng chục tỉ đô la Mỹ để xây dựng hệ thống vận tải công cộng công suất lớn dựa vào tàu điện ngầm, xe điện và xe buýt nhanh đang được triển khai tại hai thành phố trên. Chiều dài dự kiến của hệ thống này ở Hà Nội và TP.HCM lần lượt là 325km và 316km.

Nếu được xây dựng, chúng chỉ ngắn hơn hệ thống vận tải công cộng công suất lớn của Thượng Hải 538km và Bắc Kinh 465km vào năm 2013. Mặt khác, quan điểm đi kèm với chính sách hạn chế mật độ và chiều cao ở các khu trung tâm Hà Nội và TP.HCM dường như đang thắng thế so với quan điểm quan hệ hữu cơ nêu trên. Chính sách này đi cùng sự phát triển manh mún với mật độ thấp rất có khả năng sẽ tạo ranhiều điểm tắc nghẽn nhỏ, sau đó lây lan ra diện rộng trong các đô thị lớn này. Giải quyết bài toán ùn tắc giao thông, TS.Huỳnh Thế Du, Giám đốc đào tạo chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright nhấn mạnh việc nhất quán trong các chính sách nhằm đảm bảo phát triển đô thị nén, tập trung vào những nơi đã phát triển, hạn chế phát triển đô thị phân tán với mật độ thấp và phải giữ bằng được vành đai xanh của thành phố.

Đồng thời, gắn chương trình đột phá về giải quyết ùn tắc giao thông với chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị để tạo ra cách tiếp cận phát triển đô thị dựa vào định hướng vận tải công cộng (TOD), với khởi đầu từ tuyến Metro số 1. Chuyên gia này cũng nêu đề xuất then chốt là thành phố nên tập trung vào chương trình đột phá chỉnh trang và phát triển đô thị gắn với phát triển hệ thống vận tải công cộng, nhằm tạo cấu trúc không gian đô thị thông minh, hiệu quả, làm nền tảng cho một thành phố có sức cạnh tranh và đáng sống.

Ngoài ra, định hướng phát triển bán đảo Thủ Thiêm gắn kết tốt với khu trung tâm hiện hữu, đồng thời phát triển khu Nam Sài Gòn gắn với liên kết vùng. Theo PGS.TS.KTS Nguyễn Trọng Hòa, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM: “Trên địa bàn thành phố, việc sử dụng đất cho phát triển đô thị ở nhiều khu vực kém hiệu quả. Thành phố đã giao gần như toàn bộ quỹ đất trong các khu vực định hướng phát triển đô thị nhưng tỷlệ đất được thực sự đưa vào đầu tư phát triển đô thị không nhiều, tạo nên hiện tượng đầu cơ đất đai… Ngày càng nhiều nơi trong thành phố bị ách tắc giao thông, ngập lụt, nhiều dự án khó hoặc không thực hiện được, nhất là các dự án sử dụng nguồn vốn từ ngân sách hoặc các nhà đầu tư tính toán thiệt hơn.

Tình trạng người dân khiếu kiện kéo dài do bị thu hồi đất hoặc giá đền bù chưa thỏa đáng; xây dựng trái phép hoặc không phép vẫn luôn thường trực ở các quận huyện vùng ven…”. Ông Hòa đánh giá: “Hệ thống các đồ án quy hoạch đô thị của TP.HCM tưởng như đã hoàn thiện vì đã được lập, thẩm định và phê duyệt theo đúng các quy định của pháp luật đang gặp nhiều khó khăn vì khi đưa vào quản lý phát triển đô thị lại khá tùy tiện, thiếu cơ sở khoa học, gây cản trở quá trình chỉnh trang và phát triển đô thị, hoặc tại nơi này nơi kia đã được xử lý nhưng thường bằng những giải pháp mang tính tình thế, thiếu tính bền vững”.

Lấy dẫn chứng tại một khu đất, theo đồ án có thể được phép xây dựng công trình với hệ số sử dụng đất và tầng cao lớn, song phải đồng bộ với việc đầu tư cải tạo phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, trong đó có hệ thống giao thôngvà nhất là hệ thống giao thông công cộng. Chính vì vậy mà khi chưa có câu trả lời chính xác về thời điểm hoàn thành hệ thống giao thông này thì việc cho phép đầu tư hàng loạt công trình lớn sẽ gây ách tắc giao thông là điều hiển nhiên. Do đó, vị chuyên gia này đề xuất giải pháp mang tính khả thi nhất đó là thực hiện phân vùng quản lý chỉnh trang và phát triển đô thị được giữ nguyên theo hệ thống đồ án quy hoạch chung - xây dựng đô thị tại các quận, huyện đã được phê duyệt như hiện nay.

Hải Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 2: Ứng dụng kỹ thuật, công nghệ mới
Để làm giàu trên chính đồng muối của gia đình, nhiều diêm dân ở Bạc Liêu đã mạnh dạn đầu tư vật tư, thiết bị cơ giới hóa để sản xuất muối theo hướng công nghệ cao. Hướng đi mới đã khẳng định được hiệu quả, góp phần nâng cao sản lượng lẫn chất lượng hạt muối.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát triển đô thị nén, giải quyết ùn tắc giao thông tại TP.HCM