Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác cán bộ tại một số địa phương. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Nội vụ căn cứ chức năng, nhiệm vụ, kiểm tra các vụ việc báo chí phản ánh, tiến hành thanh tra công vụ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30.10.2016.

Thủ tướng yêu cầu thanh tra việc 'cả họ làm quan'

Trí Lâm | 20/10/2016, 19:48

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác cán bộ tại một số địa phương. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Nội vụ căn cứ chức năng, nhiệm vụ, kiểm tra các vụ việc báo chí phản ánh, tiến hành thanh tra công vụ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30.10.2016.

Gần đây, báo chí phản ánh lãnh đạo một số địa phương tuyển dụng, bổ nhiệm người nhà vào các đơn vị do mình phụ trách, quản lý, gây bức xúc, bất bình trong dư luận, làm giảm sút lòng tin của người dân đối với nền công vụ.

Nổi cộm gần đây là trường hợp họ hàng của Bí thư Hà Giang Triệu Tài Vinh với với hàng loạt người thân được bổ nhiệm vào các vị trí cao trong bộ máy. Cụ thể, bà Đặng Thị Hà (vợ ông Vinh) hiện là Phó giám đốc Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn. Em trai ruột ông Vinh là Triệu Tài Phong hiện giữ chức Bí thư Huyện ủy huyện Quang Bình (Hà Giang); Phó chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì hiện nay cũng là em ruột của ông Vinh - ông Triệu Sơn An…

Hoặc ở Huế, anh em cột chèo đều làm quan chủ chốt của huyện A Lưới như ông Hồ Xuân Trăng - Bí thư Huyện ủy - Chủ tịch HĐND huyện A Lưới là anh “cột chèo” với ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó bí thư Huyện ủy - Chủ tịch UBND huyện. Bà Lê Thị Thêm (vợ ông Trăng) là chị ruột của vợ ông Nguyễn Mạnh Hùng, hiện đang giữ chức vụ Trưởng phòng Văn hóa Thông tin huyện A Lưới. Ngoài ra, ông Trăng còn có 2 người em “cột chèo” khác là ông Nguyễn Nam Sinh - Phó trưởng Công an huyện và ông Hồ Thanh Hà - Phó phòng Tài chính huyện A Lưới.

Đây chỉ là 2 ví dụ, thực tế còn rất nhiều trường hợp ở các địa phương khác mà báo chí đã phản ánh thời gian qua. Biện minh cho điều này, cán bộ địa phương đều nhắc lại điệp khúc “đúng quy trình”, khiến dư luận phản ứng gay gắt.

Về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Nội vụ căn cứ chức năng, nhiệm vụ, kiểm tra các vụ việc báo chí phản ánh, tiến hành thanh tra công vụ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30.10.2016.

Trước đó, tại cuộc họp báo Bộ Nội vụ chiều 14.10, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn đã lên tiếng về tình trạng “cả họ làm quan” ở các địa phương trong thời gian qua.Ông Trần Anh Tuấn cho biết, trong công tác tổ chức cán bộ thì người ngoài hay người trong gia đình, nếu có tài năng thì đều được sử dụng vàđược trọng dụng như nhau.

“Cùng với cơ chế kiểm soát tốt việc trong một đơn vị có nhiều người có quan hệ gia đìnhgiữ chức vụ, cũng cần phải có cơ chế tạo điều kiện để thu hút những người có tài năng, có đủ năng lực vào làm việc và được bổ nhiệm vào các vị trí xứng đáng” – ông Tuấn nói.

Nói về vấn đề bổ nhiệm “đúng quy trình”, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, việc bổ nhiệm theo đúng luật pháp, đúng quy định của Đảng, phù hợp với các tiêu chuẩn, thủ tục thì là đúng quy trình. Còn vấn đề chất lượng cán bộ thì phụ thuộc vào trách nhiệm của người đứng đầu, của cấp ủy.

Trao đổi với báo điện tửMột Thế Giới,GS.TSKH Vũ Minh Giang, nguyên Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng người thực hiện quy trình mới quan trọng chứ quy trình chưa phải là quan trọng nhất.Do đó, tình trạng bổ nhiệm người thân vào bộ máy chính quyền địa phương mình quản lý cần phải được xóa bỏ.

Việc bổ nhiệm phải tránh cho quan chức đối mặt với những mối quan hệ họ hàng, làng xóm trong xử lý công việc, tránh tình trạng kéo bè kéo cánh, tham nhũng…

“Nếu con cái ông giỏi thì có thể phát triển ở nơi khác chứ không phải giỏi trong mắt bố. Không thể lý sự là con tôi giỏi nên tôi bổ nhiệm được. Giỏi thì đi đâu mà chả giỏi, chứ giỏi trong mắt bố mẹ, gia đình thì chắc gì đã giỏi” – ông Giang nhấn mạnh.

Về vấn đề đúng quy trình, theo GS Giang, quy trình chỉ là một phần, người áp dụng quy trình mới quan trọng và không khó để hợp thức hóa cái quy trình đó. Cả một tập thể nhưng người đứng đầu có sự chi phối rất lớn.

“Đối với những trường hợp đã bổ nhiệm xong mà báo chí phản ánh cũng chỉ tạo thêm một làn sóng dư luận chứ như hiện nay, họ bổ nhiệm đúng quy trình thì cũng không làm gì được họ. Các địa phương khácthấy địa phương này bổ nhiệm họ hàng vào chính quyền màkhông bị xử lý thì đương nhiên họ sẽ bắt chước” – ông Giang cảnh báo.

Trí Lâm
Bài liên quan
Tổng cục Hải quan điều động, bổ nhiệm nhiều cục trưởng
Tổng cục Hải quan vừa công bố các quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan, lãnh đạo Cục Điều tra chống buôn lậu và Cục trưởng hải quan các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Lạng Sơn, Nghệ An.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
10 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Thủ tướng yêu cầu thanh tra việc 'cả họ làm quan'