Mỗi năm, khoảng 100.000 người tử vong và hàng trăm ngàn người tàn tật do bị rắn độc cắn. Con số này có thể giảm nếu các bác sĩ dùng thuốc chống nọc độc nhanh chóng và chính xác hơn.
Kiến thức - Học thuật

Phát triển công cụ xác định được chủng loại rắn độc cắn

Anh Tú 15:02 04/03/2024

Mỗi năm, khoảng 100.000 người tử vong và hàng trăm ngàn người tàn tật do bị rắn độc cắn. Con số này có thể giảm nếu các bác sĩ dùng thuốc chống nọc độc nhanh chóng và chính xác hơn.

Cecilie Knudsen, một nhà công nghệ sinh học và đồng sáng lập của Viện VenomAid Diagnostics (Đan Mạch), đã thành công bước đầu trong việc phát triển một bộ xét nghiệm nọc độc rắn với thí nghiệm hiệu quả trên chuột.

Mỗi giây đều đáng giá

Không phải mọi vết rắn cắn đều cần được điều trị bằng thuốc kháng nọc độc. Hầu hết các loài rắn trên thế giới không có nọc độc gây chết người và thậm chí có nhiều loài không phải lúc nào cũng có nọc độc. Việc sử dụng thuốc kháng nọc độc trong những trường hợp như vậy chẳng những lãng phí các loại thuốc hiếm đắt tiền, quý hiếm mà còn khiến nạn nhân có nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng. Nhưng vấn đề là khi một người bị rắn cắn cần điều trị, điều cốt yếu là tốc độ xử lý: Cứ sau mỗi giây, chất độc của nọc độc lại gây ra nhiều tổn thương nhiều hơn, làm tăng tỷ lệ tàn tật hoặc tử vong.

Theo bác sĩ Kalana Maduwage, đồng thời là nhà hóa sinh tại Đại học New England (Úc), hầu hết các nơi trên thế giới, cách duy nhất để biết liệu có cần dùng thuốc kháng nọc độc hay không là chờ các triệu chứng phát triển. Maduwage cũng đang nghiên cứu các công cụ chẩn đoán nọc độc tương tự như của Knudsen. Trên tạp chí Scientific Reports hồi tháng trước, Maduwage khẳng định bộ xét nghiệm nọc độc rắn thể hiện “một bước thực sự đáng chú ý trong chẩn đoán nọc độc”.

Xét nghiệm chẩn đoán có thể xác nhận rằng một người có nọc độc trong cơ thể bất kể họ có biểu hiện triệu chứng hay không - một tín hiệu để bắt đầu điều trị. Maduwage nói: “Nó sẽ ngăn ngừa tổn thương nội tạng cũng như thời gian nằm viện.

Các xét nghiệm chẩn đoán cũng có thể cho bác sĩ biết liệu nọc độc có được vô hiệu hóa thành công bằng cách điều trị bằng chất chống nọc độc hay không: Nếu các xét nghiệm tiếp theo vẫn dương tính thì cần thêm chất chống nọc độc. Những xét nghiệm như vậy cũng có thể xác nhận rắn cắn là nguyên nhân gây tử vong ở các nạn nhân".

Biết loài rắn cắn là chìa khóa giải độc

Không phải tất cả các chất chống nọc độc đều giống nhau. Ở những nơi như Brazil, các bác sĩ phải chọn loại thuốc chống nọc độc dành riêng cho loài bị cắn. Selma Belfakir, một sinh viên theo lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Kỹ thuật Đan Mạch cho biết: “Nếu bạn dùng sai chất kháng nọc độc, nó không chỉ vô tác dụng mà còn có thể gây ra tác dụng phụ. Nhưng những bệnh nhân bị rắn cắn lại thường không chắc loài nào đã cắn họ. Vì vậy, các bác sĩ cố gắng phán đoán dựa trên các triệu chứng của bệnh nhân, đôi khi chỉ dựa vào một bức ảnh hoặc nghe mô tả về con rắn hay may mắn hơn thì có xác của nó. Ngay cả khi đó, việc xác định "lý lịch thủ phạm rắn" không phải là điều dễ dàng.

Đó là lý do tại sao bộ xét nghiệm do Belfakir, Knudsen và các đồng nghiệp của họ phát triển còn hướng tới việc phát hiện ra loài nào cắn. Theo đó, que thử sẽ hiện ra vạch ở một chỗ nếu đó là nọc của rắn lục (Bothrops) và hiện vạch ở một chỗ khác nếu đó là rắn săn mồi (Lachesis). Đây là hai chi chịu trách nhiệm cho phần lớn các vụ cắn chết người trong khu vực mà họ tiến hành các thử nghiệm. Vết cắn của hai loại rắn đòi hỏi các loại thuốc chống nọc độc khác nhau.

Hướng tới bộ xét nghiệm tổng quát điều trị rắn cắn

Ví dụ, xét nghiệm mang thai có chứa các kháng thể liên kết với hormone gonadotropin màng đệm ở người, loại hormone này tăng mạnh trong nước tiểu của một người sau khi cấy phôi. Nếu các kháng thể tìm thấy mục tiêu, chúng sẽ tương tác với các kháng thể khác được gắn trên que thử để tạo ra sự thay đổi màu sắc, tạo ra một vạch có thể nhìn thấy được. Để phát triển tính năng xét nghiệm tương tự đối với nọc độc của rắn, các nhà khoa học cần có kháng thể tương ứng với một loại chất có trong nọc độc.

Nhưng không có một loại độc tố cụ thể nào được tìm thấy trong nọc độc của mỗi loại rắn. Mỗi loài rắn đều có hỗn hợp độc tố riêng từ hàng chục đến hàng trăm chất độc. Sakthi Vaiyapuri, giáo sư dược lý tại Đại học Reading, cho biết điều đó gây khó khăn cho việc phát triển một bộ xét nghiệm phổ quát.

Việc chế tạo một bộ xét nghiệm phổ quát cho tất cả các loài rắn phổ biến nhất trong một khu vực sẽ dễ dàng hơn. Ở Ấn Độ, chỉ có 4 loài gây ra phần lớn các vụ rắn cắn, Vaiyapuri lưu ý, và cả 4 loài đều được điều trị bằng cùng một loại thuốc kháng nọc độc. Vì vậy, Vaiyapuri đang làm việc với công ty ToxiVen Biotech để phát triển các kháng thể phát hiện cả bốn loại nọc độc.

Một bộ xét nghiệm tương tự sẽ hiệu quả ở Châu Phi, nơi chất kháng nọc độc được sử dụng rộng rãi nhất, có thể được dùng để điều trị vết cắn của 11 loài rắn nguy hiểm hàng đầu trong khu vực.

Vaiyapuri nói rằng một bộ xét nghiệm phổ quát là có thể thực hiện được. Các nhà khoa học chỉ cần tìm ra kháng thể phù hợp thì có thể tạo ra bộ xét nghiệm liên khu vực nhiệt đới. Tin vui là mới tháng trước, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã báo cáo một loại kháng thể có phản ứng với chất độc được tìm thấy ở hầu hết rắn từ châu Á, gồm cả Đông Nam Á và châu Phi.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có cơ sở pháp lý điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ủy ban Khoa học -Công nghệ - Môi trường (KH-CN-MT) thấy rằng Việt Nam cần phải có cơ sở pháp lý nhằm điều chỉnh về trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển thế mạnh, hạn chế tác động bất lợi trong nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ AI.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát triển công cụ xác định được chủng loại rắn độc cắn