Theo các nhà khoa học Trung Quốc, việc Mỹ cấm đầu tư vào các công nghệ nhạy cảm tại Trung Quốc sẽ không có nhiều tác động vì những khu vực này đã ít phụ thuộc vào dòng vốn Mỹ trong những năm gần đây.

Phản ứng của giới khoa học Trung Quốc trước lệnh cấm mới của Mỹ

Đan Thuỳ | 11/08/2023, 13:00

Theo các nhà khoa học Trung Quốc, việc Mỹ cấm đầu tư vào các công nghệ nhạy cảm tại Trung Quốc sẽ không có nhiều tác động vì những khu vực này đã ít phụ thuộc vào dòng vốn Mỹ trong những năm gần đây.

Ngày 9.8, Tổng thống Joe Biden đã ký lệnh cấm dòng tiền từ Mỹ chảy vào ngành bán dẫn, vi điện tử, công nghệ thông tin lượng tử và một số hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) tại Trung Quốc. 

Theo sắc lệnh mới, sự tiến bộ nhanh chóng trong những lĩnh vực kể trên của các nước và vùng lãnh thổ "đáng lo ngại" làm gia tăng đáng kể khả năng đe dọa an ninh quốc gia Mỹ. 

Trung Quốc cùng các đặc khu hành chính Hong Kong và Macao là những cái tên trong danh sách "đáng lo ngại" này. 

anh-man-hinh-2023-08-11-luc-11.34.24.png

Dù vậy, Li Zhimin, Phó chủ tịch Trung tâm Đánh giá Khoa học và Công nghệ Quốc gia trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc cho rằng các hạn chế trên phần nhiều mang "tính chính trị" và Mỹ từ lâu đã lo ngại những tiến bộ của Trung Quốc trong các lĩnh vực này.

Bộ Tài chính Mỹ cho biết Bộ đang xem xét lệnh cấm đầu tư vào phần mềm tự động hóa thiết kế điện tử hoặc thiết bị sản xuất chất bán dẫn của Trung Quốc; thiết kế, chế tạo hoặc đóng gói các mạch tích hợp tiên tiến và cài đặt hoặc bán siêu máy tính.

Các khoản đầu tư của Mỹ vào máy tính lượng tử của Trung Quốc, một số cảm biến lượng tử và hệ thống truyền thông, mạng lượng tử cũng có thể bị cấm.

Bộ Tài chính Mỹ cũng đang xem xét đưa ra các yêu cầu thông báo đối với các khoản đầu tư của Mỹ vào các thực thể Trung Quốc hoạt động trên phần mềm kết hợp hệ thống AI và có thể có các ứng dụng quân sự hoặc tình báo.

anh-man-hinh-2023-08-11-luc-11.34.32.png

Ngành công nghệ Trung Quốc trước đó vẫn là điểm đến của dòng tiền từ các nhà đầu tư mạo hiểm Mỹ. Nhưng dòng chảy này đã chậm lại đáng kể từ khi gia tăng căng thẳng địa chính trị.

"Trước đây, Mỹ đã có một số khoản đầu tư vào công nghiệp bán dẫn nhưng việc này đã dừng lại. Việc đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ lượng tử hoặc trí tuệ nhân tạo đã ngừng từ 4-5 năm trước", ông Li nói. 

Một số nhà khoa học Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ lượng tử cũng đồng ý với quan điểm của ông Li. 

"Các công ty Trung Quốc trong lĩnh vực này không phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài nên những hạn chế mới từ Mỹ sẽ ít ảnh hưởng đến chúng tôi", ông Wang Chao - Tổng giám đốc Công ty XT Quantech có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) cho biết. 

Ông Wang cũng cho biết chất bán dẫn và AI tại Trung Quốc đã ít phụ thuộc hơn vào đầu tư Mỹ trong những năm gần đây. 

Một nhà vật lý lượng tử của Trung Quốc tỏ ra không ngạc nhiên trước lệnh cấm mới. Ông nói đã từ chối ký kết thỏa thuận một số nhà đầu tư mạo hiểm Mỹ cách đây 4 năm vì lo ngại có thể gặp rắc rối khi quan hệ Mỹ - Trung ngày càng xấu đi. Thỏa thuận liên quan đến việc tiết lộ và trao đổi công nghệ nhạy cảm. 

Khi Bắc Kinh hướng chú trọng hơn vào khoa học và công nghệ để đạt được mục tiêu tự lực, một số người coi những hạn chế mới là một cơ hội. 

Một nhà đầu tư tập trung vào các công ty công nghệ cao của Trung Quốc cho biết: "Trung Quốc sẽ tiếp tục phát triển công nghệ của mình và kiên quyết hỗ trợ các giải pháp thay thế trong nước, vì vậy việc rút vốn của Mỹ là cơ hội để chúng tôi tham gia". 

Ông Li, Phó chủ tịch Trung tâm Đánh giá Khoa học và Công nghệ Quốc gia cho rằng lệnh cấm mới có thể thúc đẩu giới khoa học Trung Quốc, từ đó "tạo động lực cho các ngành này". Song các nhà khoa học làm việc ở nước ngoài có ý định trở về Trung Quốc có thể sẽ phải cân nhắc lại lựa chọn. 

Ông Zeng Liaoyuan thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Điện tử Trung Quốc ở Thành Đô cho biết các trường đại học và viện nghiên cứu đã chuẩn bị sẵn sàng cho những hạn chế. 

Zeng, Phó giáo sư kỹ thuật thông tin và truyền thông cho biết: "Chúng tôi sẽ không cảm thấy bị đe dọa. Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm cách nâng cao sức mạnh công nghệ của Trung Quốc trong những lĩnh vực này". 

Tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, sự cạnh tranh công nghệ giữa 2 cường quốc vẫn có tác động nhất định tới Trung Quốc. Một nhà vật lý lượng tử của Trung Quốc nói với SCMP rằng một công ty khởi nghiệp của ông đã không thể tìm nguồn cung cấp các linh kiện thiết yếu từ Mỹ trong những năm gần đây. 

Các công ty khác cũng gặp vấn đề tương tự, như Origin Quantum, một công ty về công nghệ lượng tử lớn của Trung Quốc. 

"Origin Quantum từng nói họ có thể xây dựng máy tính lượng tử với hàng trăm qubit. Cho đến nay, họ mới chỉ chế tạo được máy tính có hơn 70 qubit", một nhà nghiên cứu nói với SCMP, đề cập tới qubit - đơn vị cơ bản trong khoa học lượng tử.

Bài liên quan
Khi Mỹ trao 'gươm báu' ATACMS cho Ukraine: Ai đang trả giá trên chiến trường?
Cuộc chiến Nga-Ukraine đang chuyển biến theo hướng ngày càng phức tạp và căng thẳng, đặc biệt sau khi Washington chính thức bật đèn xanh cho Kyiv sử dụng tên lửa ATACMS để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
1 giờ trước Sự kiện
Ngày 27.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng không nhân dân; Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phản ứng của giới khoa học Trung Quốc trước lệnh cấm mới của Mỹ