Các nhà điếu học Mỹ, Canada và Thụy Điển đã có phát hiện kỳ lạ rằng phân chim đóng một vai trò quan trọng trong quá trình làm lạnh không khí ở vùng Bắc Cực. Họ công bố kết luận của mình trong một bài báo đăng trên tạp chí Nature Communications.
Trong những tháng mùa hè, hàng triệu con chim di cư đến các vùng lãnh thổ khác nhau của Bắc Cực, để lại một số lượng lớn phân trên bề mặt băng tuyết. Trong chuyến thám hiểm hai năm trước đây, tới vùng Bắc Cực của Canada, các nhà khoa học đã phát hiện thấy nồng độ đáng kể amoniac trong các mẫu không khí. Hóa ra chính phân chim là nguyên nhân tạo ra một lượng lớn amoniac.
Các nhà khoa học đã xác dịnh được rằng trong quá trình tách amoniac từ phân chim có sự tham gia của các vi khuẩn, nhờ đó mà amoniac được thải ra hàng chục ngàn tấn một năm. Một khi thoát vào không khí, amoniac hòa trộn với axit sulfuric và các phân tử nước biển rồi hình thành các dạng hạt lơ lửng.
Những hạt này lại tạo thành các hạt nhân ngưng tụ nước và giúp hình thành các đám mây phản chiếu bức xạ Mặt trời trở lại không gian, bằng cách đó ngăn chặn sự nóng lên của Trái đất. Các tính toán cho thấy một cơ chế tương tự làm mất đi từ bề mặt Trái đất khoảng một watt trên mỗi mét vuông.
Vũ Trung Hương