Văn phòng Chính phủ hồi tuần trước đã có công văn số 9132/VPCP-KTTH gửi các Bộ Công thương và Bộ Tài chính về việc áp dụng biện pháp ký quỹ, đặt cọc đối với việc nhập khẩu nội tạng trắng đông lạnh.

Phải ký quỹ, đặt cọc khi nhập khẩu nội tạng trắng đông lạnh

Một Thế Giới | 06/11/2013, 16:04

Văn phòng Chính phủ hồi tuần trước đã có công văn số 9132/VPCP-KTTH gửi các Bộ Công thương và Bộ Tài chính về việc áp dụng biện pháp ký quỹ, đặt cọc đối với việc nhập khẩu nội tạng trắng đông lạnh.

           

Nội dung công văn nêu rõ, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý áp dụng biện pháp ký quỹ, đặt cọc đối với nhập khẩu nội tạng trắng đông lạnh như ý kiến của Bộ Tài chính và giao Bộ Tài chính và Bộ Công thương xử lý cụ thể.

Theo ý kiến của Bộ Tài chính, việc yêu cầu doanh nghiệp phải ký quỹ, đặt cọc là cần thiết để có đủ kinh phí tiêu hủy hàng hóa nếu lô hàng không đáp ứng yêu cầu kiểm tra an toàn thực phẩm và kiểm dịch theo quy định. Bộ Tài chính cũng đề nghị áp dụng biện pháp này tại thời điểm nội tạng trắng chính thức được phép nhập khẩu trở lại, nhưng chưa có ý kiến cụ thể về cách thức triển khai, áp dụng biện pháp ký quỹ đặt cọc cũng như mức tiền ký quỹ.

Trước đó, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có thông báo cho phép nhập khẩu lại nội tạng trắng đông lạnh từ ngày 1.9, sau hơn 3 năm tạm dừng. Việc nhập khẩu nội tạng trắng đông lạnh chỉ được thực hiện tại các cửa khẩu của cảng biển Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM.

Việc nhập khẩu mặt hàng này phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm, có sự thỏa thuận bằng mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu sản phẩm nội tạng trắng giữa cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu với Cục Thú y Việt Nam. Nếu lô hàng nào vi phạm các điều kiện quy định sẽ bị tiêu hủy hoặc tái xuất.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kim ngạch nhập khẩu mặt hàng nội tạng trắng đông lạnh đạt 36.000 USD trong năm 2008 và 155.000 USD trong năm 2009. Còn theo thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng nhập khẩu mặt hàng này trong năm 2009 là 477,7 tấn, đến năm 2010 giảm còn 22,5 tấn, chủ yếu từ Mỹ, Úc và Ba Lan.

Tổng hợp

Ảnh từ Hanoimoi

           
Bài liên quan
Đổi mới sáng tạo là chìa khóa để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành thủy sản
Ngày 22.11, tại Cần Thơ, Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức GIZ phối hợp với Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) tổ chức hội thảo khởi động dự án “Cải thiện hệ thống tuần hoàn nước phục vụ nuôi trồng thủy sản bền vững và Tham vấn các giải pháp đổi mới sáng tạo ngành tôm Việt Nam nhằm thúc đẩy kinh tế tuần hoàn” (viết tắt là Dự án).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng: Cơ chế, chính sách phù hợp sẽ nhân đôi, nhân ba sức mạnh
4 giờ trước Sự kiện
Trong chương trình kỳ họp thứ 8, sáng 23.11, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính tham gia thảo luận tại tổ 8, gồm đại biểu Quốc hội các địa phương Vĩnh Long, Điện Biên, Kon Tum, Cần Thơ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phải ký quỹ, đặt cọc khi nhập khẩu nội tạng trắng đông lạnh